Thông tin cập nhật

Cần thay đổi tư duy chiến lược về quản lý hoạt động nghiên cứu

Cần thay đổi tư duy chiến lược về quản lý hoạt động nghiên cứu

"Con đường ngắn nhất để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành giá trị gia tăng cho xã hội là song hành và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, chia sẻ lợi ích cùng với họ", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã gửi bài viết tới VnExpress, trong đó nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ với nền kinh tế nước nhà, mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và lực lượng khoa học

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh

 

 

 

Chi tiết
Các nhà khoa học Úc sử dụng dầu đậu nành để chế tạo graphene

Các nhà khoa học Úc sử dụng dầu đậu nành để chế tạo graphene

Graphene là loại vật liệu cácbon chắc chắn, chỉ rộng một nguyên tử và dẫn điện tốt hơn đồng. Vật liệu này được các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Manchester phát hiện vào năm 2004 và mang lại cho các nhà phát minh ra nó Giải thưởng Nobel năm 2010.

Giờ đây, các nhà khoa học Úc đã tạo ra được graphene có tiềm năng thương mại từ dầu đậu nành. Graphene có triển vọng cho nhiều ứng dụng trong các thiết bị điện tử, thiết bị y sinh và máy lọc nước.

Các nhà khoa học Úc đã biến đổi dầu ăn bình thường thành graphene, qua đó, có thể giảm giá thành sản xuất vật liệu này.

Chi tiết
Chúc mừng năm mới 2017. Xuân Đinh Dậu

Chúc mừng năm mới 2017. Xuân Đinh Dậu

Kết quả hình ảnh cho thiệp chúc tết đinh dậu

Chi ủy, Ban Giám đốc, BCH Công Đoàn, BCH đoàn Thanh niên cùng toàn thể Cán bộ Viên chức Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Kính chúc toàn thể viên chức liên ngành nông nghiệp và quý độc giả một năm mới 2017 An Khang, Thịnh vượng, gặt hái được nhiều thành tựu, nhiều tiến bộ kỹ thuật đóng góp thiết thực, có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp nước nhà.

Ban biên tập

Chi tiết
Công bố 10 sự kiện Khoa học Công nghệ nổi bật 2016

Công bố 10 sự kiện Khoa học Công nghệ nổi bật 2016

Ngày 27-12-2016, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học Công nghệ Việt Nam (CLB Nhà báo KHCN) công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện KHCN nổi bật năm 2016 thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học.

Đây là năm thứ 11, sự kiện bình chọn này được tổ chức. Cùng với hệ thống các giải thưởng, cuộc bình chọn là một cách đánh giá khách quan, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá và tôn vinh của xã hội thông qua góc nhìn của  các nhà báo chuyên theo dõi lĩnh vực khoa học công nghệ.

 

   Việc bình chọn các sự kiện KHCN nổi bật năm 2016 được thực hiện qua 2 vòng. Vòng 1, Ban chủ nhiệm gửi tới các nhà báo hội viên của câu lạc bộ một mẫu phiếu chỉ có các lĩnh vực cần để đề cử. Sau đó các nhà báo tự đề cử những sự kiện KHCN nổi bật năm 2016. Vòng 2, từ phiếu đề cử của các nhà báo, BCN tập hợp, phân tích và lựa chọn 10 sự kiện KHCN nổi bật năm 2016 với số phiếu bình chọn nhiều nhất.

 

   Mười sự kiện KHCN nổi bật năm 2016 là kết quả bình chọn của hơn 50 nhà báo viết về lĩnh vực KHCN của gần 20 cơ quan truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương:

Chi tiết
Xuất khẩu sắn và sản phẩm chủ yếu sang các nước châu Á

Xuất khẩu sắn và sản phẩm chủ yếu sang các nước châu Á

Sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Á trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực, chiếm gần 90%. 

 

Tháng 11/2016, cả nước đã xuất khẩu 332 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 141,6 triệu USD, tăng 34,3% về  lượng và tăng 27,6% về trị giá so với tháng 10 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp – nâng lượng sắn xuất khẩu của cả nước 11 tháng 2016 lên 2,2 triệu tấn, trị giá 901,5 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 24,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.

 

Trong đó lượng sắn xuất khẩu tháng 11 là 83,7 nghìn tấn, trị giá 12 triệu USD, tăng 50,6% về lwongj và tăng 21% vè trị giá so với tháng 10, nâng lượng sắn xuất khẩu 11 tháng 2016 lên 1,3 triệu tấn, trị giá 242,4 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 35,1% về trị giá.

 

Về thị trường, sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Á trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực, chiếm gần 90% tổng lượng xuất khẩu, với 2,9 triệu tấn, trị giá 779 triệu USD, giảm 13,26% về lượng và giảm 26,85% về trị giá so với cùng kỳ 2015.

 

Thị trường lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc, với  89,5 nghìn tấn, trị giá 21,7 triệu USD, tăng 18,85% về lượng và tăng 10,77% về trị giá, kế đến là Nhật Bản tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 61,88% và tăng 3,1%, đạt tương ứng 81,9 nghìn tấn, trị giá 15,6 triệu USD…

 

Đáng chú ý, lượng sắn và sản phẩm từ sắn  trong 11 tháng 2015 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh, đứng thứ hai là Malaysia và Hàn Quốc, ngược lại xuất sang Philippines giảm mạnh, kế đến là Đài Loan.

 

Thống kê sơ bộ từ TCHQ về thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm 11 tháng 2016

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

11T/2016

So với cùng ký (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng

3.319.059

901.529.318

-10,28

-24,52

Trung Quốc

2.907.502

779.030.223

-13,26

-26,85

Hàn Quốc

89.525

21.729.615

18,85

10,77

Nhật Bản

81.955

15.630.655

61,88

3,10

Philippin

40.230

14.388.716

-18,05

-31,83

Malaixia

37.043

12.785.794

23,35

1,33

Đài Loan

33.651

12.269.321

-15,13

-25,62

Nguồn: VITIC

Hương Nguyễn - VINANET.

Chi tiết
Trồng đậu tương không cần phân urê

Trồng đậu tương không cần phân urê

Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, diện tích đậu tương bình quân hàng năm của Việt Nam khoảng trên 100.000ha với lượng urê bón vào đất dao động từ 8.000 - 10.000 tấn, vừa gây ô nhiễm môi trường lại tăng giá thành sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế.

Nhằm giảm lượng urê bón vào đất, giảm chi phí vật tư khi sản xuất đậu tương tại Việt Nam, thông qua dự án “Tăng cường năng lực sản xuất đậu tương bằng kỹ thuật sinh học và trao đổi nguồn gen” do Bộ Ngoại giao Achetina tài trợ, Viện Công nghệ nông nghiệp Quốc gia Achentina đã chuyển giao một số loại chế phẩm sinh học Rizobacter, Palaversich, Feaguri,… có chứa các loại vi khuẩn cho Viện Di truyền Nông nghiệp thử nghiệm trong điều kiện canh tác tại Việt Nam.

 

Theo các nhà khoa học Achentina, bình thường cây đậu tương có khả năng tự cố định đạm tự do trong không khí sau khoảng 3 tuần gieo trồng, người nông dân phải bón bổ sung khoảng 80 - 100kg đạm urê cho 1ha.

 

Tuy nhiên, nếu hạt giống được xử lý bằng các chế phẩm vi sinh, cây đậu tương sẽ tự cố định đạm sau khoảng 2 tuần gieo trồng và không phải bón bổ sung urê, năng suất vẫn tăng từ 5 - 10% trong khi chi chí chỉ bằng 10% so với bón urê. Chính vì vậy, tại các nước sản xuất đậu tương hàng đầu trên thế giới như Achentina, Brazil, Mỹ… xử lý hạt giống bằng các chế phẩm sinh học trước khi gieo trồng nhằm tăng nốt sần đậu tương và phòng trừ nấm bệnh là một trong những yêu cầu bắt buộc hiện nay.

 

Theo Tiến sĩ Lê Đức Thảo - Trưởng Bộ môn Đột biến và ưu thế lai, Viện Di truyền Nông nghiệp, xử lý hạt giống bằng chế phẩm sinh học là một kỹ thuật mới hoàn toàn trong sản xuất đậu tương tại Việt Nam. Sau khi tiếp nhận các chế phẩm đưa vào các thí nghiệm chính quy, Viện Di truyền Nông nghiệp đồng thời thử nghiệm sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa tại Vĩnh Phúc, quy mô 1ha.

 

Kết quả cho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học có hiệu quả tốt, cây đậu tương hình thành nốt sần sớm, nốt sần lớn, nhiều, chất lượng tốt, không phải bón thêm phân urê, nhưng khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn so với đối chứng, ít nhiễm các loại sâu bệnh hại, năng suất giống đậu tương DT2008 đạt khoảng 2,5 - 2,7 tấn/ha, vượt trên 10% so với bón phân urê.

 

Từ những thành công đạt được trong mô hình thực tế, năm 2017 Viện Di truyền Nông nghiệp dự kiến tiếp tục thử nghiệm chế phẩm sinh học trên diện tích đậu tương lớn hơn, dưới sự giúp đỡ của Viện Công nghệ nông nghiệp Achentia. Đồng thời, Viện cũng thực hiện nghiên cứu phân lập các chủng vi khuẩn cố định đạm tăng nốt sần đậu tương của Việt Nam, tiến tới sản xuất các chế phẩm sinh học.

 

“Đây là tiến bộ kỹ thuật mới có thể ứng dụng trên diện rộng nhằm góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân, giảm chi chí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, phục vụ sản xuất đậu tương theo định hướng canh tác bền vững cũng như phù hợp mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Bộ NN-PTNT và Chính phủ đang quyết liệt triển khai”, TS Lê Đức Thảo.

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch

Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch

Trong khuôn khổ Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (BIOTECHMART 2016), sáng ngày 3/12/2016, tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã diễn ra “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch" nhằm giúp các đơn vị tiếp cận thông tin kết quả nghiên cứu KH&CN mới nhất trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị tìm kiếm đối tác thích hợp.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia, phát biểu tại Hội thảo

 

Chi tiết
Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp khoa học công nghệ với nông dân

Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp khoa học công nghệ với nông dân

Ngày 6/12/2016, tại TP Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội Nông dân (HND) Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa HND Việt Nam và Bộ KH&CN trong năm 2016.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, phát biểu tại hội nghị.

 

 

Chi tiết
Giống là yếu tố hàng đầu để cây điều phát triển bền vững

Giống là yếu tố hàng đầu để cây điều phát triển bền vững

Ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác đã có buổi làm tại tỉnh Bình Phước với 2 nội dung: Tìm giải pháp phát triển cây điều bền vững và khảo sát việc thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

Chi tiết
Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn sản xuất tinh bột sắn

Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn sản xuất tinh bột sắn

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của nông dân Anh Sơn và các huyện phụ cận, Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hoa Sơn đã xây dựng Nhà máy chế biến TBS Hoa Sơn với công suất 150 tấn/ngày...

 

Chiều 4/11/2016, tại Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hoa Sơn (xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An), Sở Công thương Nghệ An tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột sắn (TBS) công suất 150 tấn/ngày thuộc chương trình khuyến công quốc gia.

 

Trước đó, các đại biểu đã tham quan toàn bộ khu sản xuất, khu vực xử lý nước thải… của Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hoa Sơn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của nông dân Anh Sơn và các huyện phụ cận, Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hoa Sơn đã xây dựng Nhà máy chế biến TBS Hoa Sơn với công suất 150 tấn/ngày (tương đương 570 tấn củ/ngày).

 

Tổng diện tích mặt bằng nhà máy là 21,8 ha, trong đó, diện tích nhà xưởng là 7,2 nghìn m2, nhà làm việc, nhà tập thể 600 m2; hồ xử lý bioga 80 nghìn m2… Tổng mức đầu tư trên 181 tỷ đồng, trong đó nguồn khuyến công Quốc gia hỗ trợ 450 triệu đồng.

Nguồn NongNghiep.vn

Nhà máy Chế biến Nông sản Hoa Sơn sử dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, tách phân rã và trích ly tâm, vận hành theo nguyên tắc liên tục, khép kín và tự động. Công nghệ này sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng thương phẩm loại 1 trên thị trường quốc tế nhưng lại tiêu tốn ít nhiên liệu và giảm tối đa ô nhiễm môi trường.

 

Nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi được trả lại môi trường. Nhà máy tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 150-180 lao động, đóng góp vào ngân sách từ 15-20 tỷ đồng/năm.

Chi tiết
Canh tác lúa ứng phó biến đổi khí hậu

Canh tác lúa ứng phó biến đổi khí hậu

28/10/2016, 07:10 (GMT+7) Tại Cần Thơ, Cty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức hội thảo tổng kết chương trình "Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long" vụ hè thu năm 2016

16-38-02-nh20220-202020nong20dn20duoc20chon20di20thm20qun20hoc20hoi20o20thi20ln1090811148

20 nông dân được chọn đi tham quan học tập ở nước ngoài

 

Chi tiết
Tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp thông qua quá trình tái cơ cấu ngành

Tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp thông qua quá trình tái cơ cấu ngành

(Mard-16/9/2016): Vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường đã tham dự buổi tọa đàm trao đổi xung quanh vấn đề thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT thông qua quá trình tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Buổi tọa đàm được tường thuật trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ: chinhphu.vn và kênh truyền hình Quốc hội

 


Phát biểu tại cuộc tọa đàm trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên trong nhiều năm ngành nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%, gây ra tác hại lớn. Cho đến nay, nông nghiệp vốn chiếm vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, 70% số dân vẫn sống ở khu vực nông nghiệp và hiện có 46% lao động trong khu vực này
 

 

Chi tiết
Phát triển nông nghiệp bền vững trong Hội nhập ASEAN

Phát triển nông nghiệp bền vững trong Hội nhập ASEAN

(Mard-15/9/2016): Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo lợi ích cho người nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập ASEAN, trong hai ngày từ 15-16/9 tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp Quỹ Rosa Luxemburg tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển nông nghiệp bền vững trong Hội nhập ASEAN”. Đông đảo chuyên gia nông nghiệp khối các quốc gia Đông Nam Á, nhà quản lý chính sách Việt Nam đã tham dự và thảo luận nhiều vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp.

 


Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Trịnh Ngọc Thái cho biết: Với khoảng 70% dân số là nông dân, nông nghiệp luôn là một lĩnh vực vô cùng quan trọng, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, chiếm gần 20% GDP của cả nước.
Chi tiết
Chính sách nào bảo vệ sản xuất ngô?

Chính sách nào bảo vệ sản xuất ngô?

Nông dân trồng ngô Việt Nam đang thực sự lao đao trước cơn lốc ngô nhập khẩu (NK) giá rẻ... Vậy chính sách nào để bảo vệ được SX ngô trong nước?

 

Điều đáng lo, đa phần họ thuộc vùng đồng bào dân tộc ít người, việc chuyển đổi SX là điều không đơn giản trong ngày một ngày hai. Vậy chính sách nào để bảo vệ được SX ngô trong nước? Theo các chuyên gia, năm 2016, tại Việt Nam có tới 248 công ty và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi được phép NK ngô hạt.

 

Bên cạnh yếu tố ngô NK có giá thành rẻ hơn trong nước, việc cho phép quá nhiều DN được tự do NK ngô cũng là nguyên nhân khiến ngô NK nhanh chóng tràn ngập thị trường. Chúng tôi xin đăng tải một số chính sách và kinh nghiệm nhằm bảo hộ cho SX ngô trong nước của một số nước trong khu vực, những quốc gia có đặc thù về điều kiện SX ngô tương tự như Việt Nam hiện nay.

Photo:

Chi tiết
Bắp nhập khẩu 'đè bẹp' bắp nội, dân bắt đầu chán trồng bắp

Bắp nhập khẩu 'đè bẹp' bắp nội, dân bắt đầu chán trồng bắp

Đang mùa thu hoạch bắp (ngô) lai chính vụ nhưng giá bắp tươi hiện đang chạm đáy do bắp nhập khẩu về ào ạt mà giá lại rẻ khiến người trồng bắp ngán ngẩm...

 Photo:

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 10 Thông tin cập nhật trang 10

10/ 10 - 3308 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng