Long An là tỉnh có diện tích trồng đậu phộng nhiều nhất ở vùng ĐBSCL, chiếm từ 5.000 – 8.000 ha hằng năm, chủ yếu trên vùng đất xám của huyện Đức Hòa. Năm 2013, huyện Đức Hòa có 7.948 ha, năng suất 2,96 tấn/ha, sản lượng 23,5 ngàn tấn, một số huyện khác như Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng cũng có sản xuất nhưng diện tích không đáng kể (Cục Thống kê Long An, 2013). Cây đậu phộng ở Long An có thể sản xuất được 4 vụ trong năm tùy vào từng diện tích cơ cấu vụ trồng, Vụ Hè Thu (tháng 4-7), Thu Đông (Tháng 8-11), Đông Xuân (Tháng 11-3) và Xuân Hè (Tháng 2-5).
Tại Long An, kết quả khảo nghiệm bộ giống đậu phộng triển vọng trên nền đất xám sau 2 vụ lúa trong vụ Đông Xuân 2011/2012, cho thấy: các giống GV10, GV12, GV 13, L9803-8 đạt năng suất 2,2 tấn/ha với hàm lượng dầu từ 47-49% và protein từ 27-29% (Nguyễn Thanh Hồng, 2012).
Nhìn chung, năng suất đậu phộng tại ĐBSCL thể hiện khác nhau tùy vào điều kiện đất đai, mức độ thâm canh và mùa vụ của từng vùng. Thông thường trên đất phù sa nước ngọt, đất xám thâm canh, trong vụ Đông Xuân hoặc Xuân Hè là điều kiện tốt cho đậu phộng phát triển và thường cho năng suất cao. Tuy nhiên, sự ứng dụng quy trình kỹ thuật để canh tác nhiều nơi vẫn còn chưa đồng bộ, dẫn đến lãng phí hoặc chưa khai thác hết tiềm năng của giống, làm giảm giá trị kinh tế của việc trồng đậu phộng. Vì vậy, ngoài vấn đề giống mới thích nghi, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật then chốt để nâng cao năng suất đậu phộng là một yêu cầu cấp thiết.
Chi tiet xem file đính kèm: Quy trình kỹ thuật thâm canh đâu phộng trên nền đất xám tỉnh Long An
Cây đậu phộng ở Đức Hòa Long An, một cây trồng cần nghiên cứu và phát triển
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |