Cây sắn đang vươn mình chuyển hóa từ một cây lương thực xóa đói giảm nghèo sang một cây xuất khẩu có triển vọng trên thị trường Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 11/2014 Việt Nam đã xuất khẩu 277,2 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 103,9 triệu USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 18,4% về trị giá so với tháng 10/2014, nâng lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2014 lên 2,9 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản, Malaixia và Đài Loan trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 85% tổng lượng sắn và sản phẩm xuất khẩu, tương đương với 2,5 triệu USD, trị giá 850,6 triệu USD, tăng 5,19% về lượng nhưng giảm 200,31% về trị giá so với cùng kỳ năm trước (Nguyên Hương, Vinanet)

Từ những kết quả đang ghi nhận nêu trên, ngày 15/01/2015 Hiệp hội sắn Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế Phát triển bền vững cây Sắn Việt Nam tại Tây Ninh, tham dự hội  thảo có sự tham dự của khoảng 300 đại biểu, khách mời là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc  gia nhập Hiệp hội sắn từ năm 2014 đóng vai trò là thành viên của hiệp hội chủ yếu nghiên cứu và chia sẻ các kết quả trong công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ về cây sắn.

Phát biểu tại Hội  thảo Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng- Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, cây sắn có giá trị kinh tế cao trong nước cũng như xuất khẩu, là một trong những cây trồng chiến lược ở nhiều địa phương trong nước. Ngành chế biến, xuất khẩu tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, mang về lượng ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Tây Ninh được xem là thủ phủ của cây sắn Việt Nam. Cả nước có hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn thì Tây Ninh có hơn 70 nhà máy. Với điều kiện hiện tại và những lợi thế, tiềm năng có sẵn, nếu được đầu tư đúng hướng, đúng mức, cây sắn sẽ còn mang lại giá trị đáng kể cho địa phương.

TS. Nguyễn Hữu Hỷ - Giám đốc Trung tâm Hưng Lộc trình bày tham luận tại Hội thảo về các kết quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ giống sắn cho các tỉnh phía Nam – những thuận lợi và khó khăn cùng các định hướng nghiên cứu của cây sắn trong thời gian tới. Ở Việt Nam, mì, lúa và bắp là 3 cây trồng chiến lược được ưu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT. Năm 2013, diện tích trồng sắn cả nước đạt trên 544 ngàn ha, năng suất sắn tươi bình quân đạt gần 18 tấn/ha, sản lượng đạt 9,74 triệu tấn. So với năm 2000, sản lượng củ sắn Việt Nam đã tăng gấp 3,93 lần, năng suất tăng lên hai lần. Tuy nhiên, so với một số nước Đông Nam Á như Lào, Indonesia, Thái Lan thì năng suất sắn ở Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân khiến năng suất củ sắn ở Việt Nam thấp chủ yếu do trồng trên đất thoái hoá, bạc màu, đất cát nhưng mức đầu tư thấp. 

Định hướng phát triển ngành sắn VN trong thời gian tới, TS. Nguyễn Văn Lạng cho rằng trước hết cần quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu (khoảng 600.000 ha), không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức. Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh phù hợp, đảm bảo năng suất trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột để sản xuất ethanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Đồng thời TS. Lạng cũng nhấn mạnh “Chính phủ cần có cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, khoa học công nghệ, khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn một cách hợp lý, đưa cây sắn trở thành một trong những cây trồng chủ lực cho xuất khẩu nông nghiệp VN”.

Nhạn Phạm, TTHL


Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững

Cây sắn đang vươn mình từ cây lương thực xóa đói giảm nghèo trở thành cây xuất khẩu...

10/ 10 - 3337 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 35432
Tin tức liên quan
  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn (Bài 1)
  • Những nguyên nhân dẫn tới ngô không có hạt.
  • Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên
  • Trồng nấm bằng phế phụ phẩm nông nghiệp
  • Cây đậu nành cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Kỹ thuật thâm canh đậu phộng trên nền đất xám tỉnh Long An
  • Quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh cho vùng ĐBSCL
  • Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Cho Các tỉnh phía Nam
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  3
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng