Như chúng ta đã biết, Việt Nam có nghề sản xuất nấm từ lâu, nhưng chỉ mang tính tự phát chưa chuyển thành một ngành hàng chính thống, với điều kiện khí hậu ưu đãi, Việt Nam có thể sản xuất nấm quanh năm. Gần đây, với sự cảnh báo sử dụng rau không an toàn đồng nghĩa với xu hướng tăng cường sản xuất rau sạch và thực phẩm chức năng cho xã hội thì nấm ăn và nấm dược liệu đang được quan tâm phát triển. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa cây nấm trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành và có định hướng phát triển.

Để trồng được nấm thì phải có giá thể, trước đây trong sản xuất thường sử dụng mùn cưa và gổ cao su là 2 loại giá thể chính để sản xuất nấm các loại, tuy nhiên các loại giá thể này giá thành ngày càng cao, khó kiểm soát được chất lượng đầu vào và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nấm. Trong khi đó nguồn nguyên liệu phế - phụ phẩm trong sản xuất bị dư thừa, thường để lại trên đồng sau thu hoạch, ước lượng khoảng 40 triệu tấn/năm, nếu đưa vào sử dụng 10-15% nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm này, sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ/năm. Hiện nay, trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam sẵn có các nguyên liệu khác như thân sắn, gốc sắn, lõi ngô (sau khi tách hạt), thừa thải trên đồng, các nguyên liệu này rất dễ thu gom, chế biến và bảo quản.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm KOPIA thuộc Cục Quản lý và Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) thực hiện dự án: “Phát triển nấm ăn & nấm dược liệu  bằng phế- phụ phẩm nông nghiệp” với sự tài trợ kinh phí của KOPIA.

Qua quá trình thực hiện, cho thấy:

-       Tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người sản xuất nấm; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tận dụng phế- phụ phẩm sau thu hoạch.

-       Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu trồng nấm; làm tăng giá trị của cây sắn, cây ngô trong nông nghiệp; hạn chế dịch hại cho cây trồng.

-       Kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào do kiểm soát được nguồn phế- phụ phẩm, giúp phòng trừ được nhiều bệnh dịch cho nấm.

Ngày 12/12/2014. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm KOPIA tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam”. Hội thảo được vinh dự đón tiếp: 1) TS. Lee Seong Hee Giám đốc Trung tâm KOPIA; 2). PGS.TS Trịnh Khắc Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệpViệt Nam; 3) PGS.TS Phạm Thành Hổ, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Tp.HCM.

Chi tiết của Hội thảo xin tham khảo ở đường link đính kèm

http://www.dnrtv.org.vn/tvod/chuyen-de/nong-nghiep/2335


Trồng nấm bằng phế phụ phẩm nông nghiệp Trồng nấm bằng phế phụ phẩm nông nghiệp

Nấm đang là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, sử dụng phụ phế phẩm để sản xuất nấm ăn và...

10/ 10 - 3336 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 57630
Tin tức liên quan
  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn (Bài 1)
  • Những nguyên nhân dẫn tới ngô không có hạt.
  • Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên
  • Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững
  • Cây đậu nành cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Kỹ thuật thâm canh đậu phộng trên nền đất xám tỉnh Long An
  • Quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh cho vùng ĐBSCL
  • Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Cho Các tỉnh phía Nam
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng