Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSC) là vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Hậu Giang, là vùng có địa hình và địa lý rất đa dạng. Điều kiện khí hậu và thủy văn của ĐBSCL có những đặc trưng riêng so với các vùng khác trong cả nước, hằng năm trên vùng đất thấp đều có một đợt thủy triều gây ngập lụt từ tháng 9 đến giữa tháng 11, bồi đắp nguồn phù sa dồi dào cho vùng này. Sau mùa lũ là vụ lúa Đông Xuân truyền thống, là vựa gạo của cả nước. Do đó sản xuất đậu xanh tại ĐBSCL chủ yếu được khai thác trên đất phù sa luân canh sau lúa ở Vụ Xuân Hè, hoặc sản xuất trong vụ Đông Xuân trên những vùng có đê bao và trong vụ Hè Thu trên vùng đất giồng cát với diện tích nhỏ. Do có thời gian sinh trưởng ngắn, nên cây đậu xanh thường được ứng dụng để luân canh, xen canh và gối vụ nhằm tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích. Mặc dù là cây trồng “dễ tính” trong chăm sóc tuy nhiên cây đậu xanh rất mẫn cảm với thời tiết và tình trạng dinh dưỡng của đất đai, nên năng suất thường biến động rất cao và có tương quan rõ rệt giữa năng suất, dinh dưỡng đất, sâu bệnh và chế độ thâm canh. Vì vậy, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long là điều rất cần thiết và có ý nghĩa để duy trì tính bền vững và hiệu quả trong sản xuất hiện nay.
Quy trinh chi tiet xem file dinh kem: QTKT canh tác Đậu xanh cho vùng ĐBSCL
Cây đậu xanh ở ĐBSCL, quy trình kỹ thuật canh tác để phát triển
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |