Tham dự hội thảo có ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia; bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam; ông Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học; bà Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn sinh vật, Viện Thổ nhưỡng nông hóa; ông Nguyễn Quý Lai, Viện sinh học nông nghiệp; ông Đỗ Văn Ngọc, Giám đốc Công ty CP vi sinh ứng dụng; bà Nguyễn Thị Tuyết, Tổng giám đốc Công ty công - nông nghiệp sạch Việt Nam; bà Vũ Thùy Liên, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam; cùng các đại biểu thuộc các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, phế thải nông nghiệp đã trở thành một nguồn phế thải lớn, gây ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, phế thải, nước thải chăn nuôi, ao hồ… do phát triển chăn nuôi cũng làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường là cần thiết để phát triển nền nông nghiệp sạch.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo các tham luận về những vấn đề sau: 
- Các giải pháp cải tạo đất bằng chế phẩm vi sinh vật. Theo đó, bà Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn sinh vật, Viện Thổ nhưỡng nông hóa cho biết: hiện trạng đất nông nghiệp hiện nay bị thoái hóa mạnh, giảm độ phì nhiêu, ô nhiễm thuốc trừ sâu, ở nhiều địa phương đất bị phèn hóa, mặn hóa, khô hạn. Nguyên nhân là do việc sử dụng đất chưa hợp lý, cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, ngoài ra còn do biến đổi khí hậu và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một trong những giải pháp cải tạo đất hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật. Vi sinh vật có khả năng cố định đạm, chuyển hóa lân-kali khó tan, tăng độ phì nhiêu cho đất; làm tăng khả năng giữ ẩm của đất; phân giải xenlulo, tăng hàm lượng hữu cơ cho đất; giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng. Bà cũng giới thiệu một số sản phẩm vi sinh vật của Viện thổ nhưỡng nông hóa như chế phẩm COMPOST MAKER, chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất, chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza, chế phẩm vi sinh vật chức năng.
- Chế phẩm sinh học ENIMA là nghiên cứu của Viện sinh học nông nghiệp, có thể ứng dụng trong chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt. Về cơ bản thành phần của ENIMA là các vi khuẩn hoạt động ngăn ngừa các vi khuẩn có hại, giảm mùi hôi chuồng trại, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn cho vật nuôi, phân hủy hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng và phát triển cho cây. 
- Chế phẩm vi sinh EMUNIV sử dụng trong xử lý rác thải nông nghiệp và phế thải từ các nhà máy chế biến lương thực, thủy hải sản... làm phân bón hữu cơ vi sinh, khử mùi, tạo lớp đệm sinh học trong chăn nuôi và xử lý nước thải. EMUNIV giúp giải quyết được đồng thời 2 vấn đề: xử lý ô nhiễm môi trường và tạo nguồn phân bón chất lượng cao cho cây trồng, giảm bớt chi tiêu mua phân bón hóa học.

Ngoài ra còn có những báo cáo về những chủ đề: "Giới thiệu một số công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp của Viện công nghệ sinh học", "Giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng ngon, kháng bệnh CXT30 và Hệ sinh thái nông nghiệp thông minh", "Giới thiệu về Techmart online".

Cuối buổi hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận và giải đáp các thắc mắc về những vấn đề đã trình bày.

Theo N.K.L (NASATI)


Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch

Trong khuôn khổ Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (BIOTECHMART 2016), sáng ngày...

10/ 10 - 3383 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1190
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng