Thông tin cập nhật

Bộ Nông nghiệp 'xin' 96.000 tỷ để tái cơ cấu

Bộ Nông nghiệp 'xin' 96.000 tỷ để tái cơ cấu

Để cải thiện tình trạng tái cơ cấu ngành ì ạch trong suốt thời gian qua, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2020 bố trí thêm số vốn 96.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ NN-PTNT vào sáng 25/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: "quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015 đạt được những thành tích nhất định song cũng bộc lộ không ít hạn chế và yếu kém".

Ông Doanh cho biết, kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chưa được đồng bộ, ở các địa phương. Nhiều địa phương đã sớm triển khai và đạt được kết quả khá rõ nét (Đồng Tháp, Lâm Đồng, Hà Tĩnh…) nhưng vẫn còn nhiều địa phương triển khai chậm.

tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bộ nn-ptnt, nông sản, thị trường nông sản, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng,

Ngoài ra, năng suất chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; tình trạng buôn bán vật tư giả, chất lượng kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất vẫn diễn ra phức tạp…

Cũng theo ông Doanh, để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ trong phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn từ năm 2016-2020 ưu tiên bố trí vốn cho ngành nông nghiệp.

Cụ thể, ngoài 43.158 tỷ đồng đã được giao chính thức, giai đoạn 2016-2020, Bộ NN-PTNT cần bổ sung thêm tối thiểu 96.000 tỷ đồng. Trong đó, giao bổ sung thêm nguồn Ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng; giao bổ sung thêm nguồn ODA là 22.700 tỷ đồng và giao nguồn Trái phiếu Chính phủ là 51.845 tỷ đồng. 15.788 tỷ đồng là số tiền thực hiện các dự án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước hết là tái cơ cấu gắn với phát triển thị trường, không chỉ là thị trường trong nước mà còn phải phát triển thị trường quốc tế, khu vực.

“Quá trình huy động vốn đầu tư nông nghiệp phải huy động các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Đồng thời, phát triển mạnh hình thức hợp tác xã thể; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân, nông dần và hợp tác xã… nhằm hình thành các vùng chuyên canh để tạo ra vùng sản xuất lớn có giá trị cao”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh

THeo B.Hân, nguồn Vietnamnet

Chi tiết
Khoai lang 'không khí' treo lủng lẳng vẫn cho củ hoành tráng

Khoai lang 'không khí' treo lủng lẳng vẫn cho củ hoành tráng

Thay vì trồng đất như bình thường, tại khu vườn này, tất cả khoai lang đều mọc từ giàn treo.

Chúng ta thường biết rằng khoai lang trồng dưới đất. Thế nhưng, tại khu vườn này, tất cả khoai lang đều 'lủng lẳng' trong không khí. Trên thực tế, tại vùng đất huyền diệu này, dù trồng treo trong không khí nhưng khoai lang dài ngọt không kém gì phương pháp bình thường.


Những củ khoai lang mọc lủng lẳng trên giàn

Những củ khoai lang mọc lủng lẳng trên giàn

 

Chi tiết
Hướng đi mới cho nghề trồng nấm rơm

Hướng đi mới cho nghề trồng nấm rơm

(AGO) - So với trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, mô hình trồng nấm rơm trong nhà theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông cho năng suất cao hơn từ 30-40%, hiệu quả kinh tế tăng hơn 30%. Đây là hướng đi triển vọng được nhiều nông dân lựa chọn.

Chi tiết
Hiệu quả từ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nấm

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nấm

(KHCN-24/05/2016): Những năm gần đây, nghề trồng nấm đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương, dần được định hình là một nghề mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, khi áp dụng quy trình trồng nấm ở quy mô công nghiệp, doanh nghiệp còn gặp không ít vướng mắc, khó khăn.

 

Chi tiết
Thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai

Thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai

(KHCN-27/05/2016): Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/5/2016, Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai có diện tích 207,8 ha, thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai có chức năng nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học; đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

CN_sinh_hoc.jpg

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Quy chế hoạt động Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định; ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và phát triển Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Bên cạnh đó, chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai; chỉ đạo việc đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đồng thời, thành lập Ban Quản lý và bổ nhiệm Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai; sắp xếp và bố trí nhân lực Ban Quản lý phù hợp trên cơ sở điều chỉnh nhân sự nội bộ, không tăng tổng biên chế.

Theo NASATI

 

Chi tiết
Giống điều AB05-08 và AB29

Giống điều AB05-08 và AB29

Ngành Điều Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăng trầm, nay đang có chiều hướng vươn lên mạnh hơn, khởi sắc hơn. Những nông hộ trồng điều đang tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

Để có được 1 giống điều tốt phải trải qua ít nhất khoảng 25 - 30 năm và cần được đầu tư thích đáng.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/giong-dieu-ab05-08-va-ab29-post168485.html | NongNghiep.vn

Chi tiết
 Chào mừng Đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2016 – 2020

Chào mừng Đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2016 – 2020

Thứ hai, 04-07-2016 | 08:16:51

Ngày 1/7, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ IX (2016 - 2020) với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu doanh nghiệp hội viên của Vinacas

Chương trình cải tạo vườn điều do Vinacas khởi xướng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm

Ngoài ra, đại hội còn có sự góp mặt của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, tổ chức nước ngoài, các cơ quan thông tấn báo chí…

 

Đại hội là sự kiện quan trọng của ngành điều Việt Nam nhằm tổng kết chương trình hoạt động nhiệm kỳ VIII (2013 - 2015) và đề ra phương hướng mục tiêu nhiệm kỳ IX, bầu Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ mới cùng nhiều nội dung quan trọng khác

 

Chi tiết
Sản xuất nấm rơm quanh năm nhờ mô hình trồng nấm trong nhà

Sản xuất nấm rơm quanh năm nhờ mô hình trồng nấm trong nhà

Vừa qua, Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu (An Giang) tổ chức hội thảo mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Mô hình được thực hiện tại hộ anh Phan Văn Khánh, ấp Phú Hưng, xã Phú Vĩnh

Hội thảo mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cộng với kinh phí từ gia đình, anh Khánh đã cất 1 căn nhà trồng nấm rơm với diện tích 180m2 (ngang 9m dài 20m). Nhà trồng nấm được làm bằng cây bạch đàn, tràm, vách, mái được che phủ bằng bạt cao su. Trong nhà được thiết kế có 5 giàn trồng nấm, mỗi giàn có 4 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 80cm, bề rộng kệ 1m. Anh Khánh cho biết, trước đây trồng nấm rơm ngoài trời mỗi năm anh chỉ SX được 1 - 2 vụ, do phải có thời gian cách ly đểm tránh lây mầm bệnh và tránh mùa mưa, bão. Nếu trồng nấm trong mùa mưa, bão thì nấm dễ bị hư hỏng, năng suất thấp.  Nhờ trồng nấm rơm trong nhà nên có thể SX được quanh năm không sợ mưa, bão, chủ động được nhiệt độ và độ ẩm giúp nấm phát triển tốt, năng suất cao, thương lái ưa thích. Trồng nấm rơm trong nhà còn chủ động tính được thời điểm bán, nếu thu hoạch nấm vào tháng giêng, tháng mười (âm lịch) hoặc những ngày rằm hay cuối tháng thì giá bán sẽ cao hơn. Ngoài ra phần rơm rạ còn lại sau khi thu hoạch nấm được anh Khánh ủ cho hoai mục rồi bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thêm thu nhập. Hướng tới đây, anh Khánh sẽ đầu tư thêm hệ thống phun sương và quạt hút để nâng cao hiệu quả của việc trồng nấm rơm trong nhà. Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân đánh giá mô hình trồng nấm rơm trong nhà rất hiệu quả, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp và thích hợp cho những hộ ít đất SX, có lao động nhàn rỗi

Theo NGUYỄN VĂN HẬU, nguon Nongnghiepvn

 

Chi tiết
Hàng hóa TG sáng 2/6: Giá đậu tương cao nhất 2 năm

Hàng hóa TG sáng 2/6: Giá đậu tương cao nhất 2 năm

Vinanet - Giá đậu tương Mỹ tăng 1,2% phiên hôm thứ hai (6/6), tăng 3 trong 4 phiên trước đó, với giá được củng cố bởi nguồn cung từ nhà cung cấp chủ yếu – Argentina – suy giảm.

Hàng hóa TG sáng 2/6: Giá đậu tương cao nhất 2 năm

Giá ngô tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do nguồn cung tại Brazil thắt chặt, trong khi giá lúa mì tăng 6 tuần, do mưa lớn đe dọa triển vọng cây trồng tại khu vực tây Âu.

Yếu tố cơ bản

Mưa lớn tại Argentina đã làm gia tăng lo ngại về cây trồng tại nhà sản xuất thứ ba thế giới chịu ảnh hưởng. Dự kiến xuất khẩu đậu tương và các sản phẩm như khô đậu tương tại nước này sẽ giảm mạnh, sau khi mưa trong tháng 4/2016, gây ảnh hưởng đến cây trồng.

Giá ngô tại Brazil – nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 2 thế giới là nhà sản xuất lợn để giết mổ, họ không thể nuôi và các nhà chế biến gia cầm sẽ đóng cửa nhà máy.

Bang phía nam là nhà truyền thống cho các nhà máy chế biến thịt lợn và gia cầm đã chịu ảnh hưởng bởi giá ngô chăn nuôi tăng và nhu cầu thịt suy giảm, các công ty này đóng cửa ít nhất 3 nhà máy giết mổ nhằm cắt giảm nguồn cung, Francisco Turra, chủ tịch Hiệp hội các nhà chế biến phụ phẩm Brazil cho biết.

Dự báo mưa lớn trên bờ biển phía đông Australia vào tuần tới, được dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng lúa mì tại nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới cao hơn ước tính chính thức, các nhà phân tích cho biết.

Tin tức thị trường

Chứng khoán châu Á tăng phiên hôm thứ hai (6/6) và đồng đô la  Mỹ đóng cửa ở mức thấp nhất trong gần 1 tháng, sau khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho thấy, tăng trưởng việc làm thấp nhất trong hơn 5 năm, loại trừ khả năng Mỹ tăng lãi suất trong ngắn hạn.

Giá một số mặt hàng ngày 6/6/2016:

Mặt hàng

ĐVT

Giá mới nhất

Thay đổi

% thay đổi

Lúa mì CBOT

UScent/bushel

501,75

4,5

+ 0,9

Ngô CBOT

UScent/bushel

421,25

3

+ 0,72

Đậu tương CBOT

UScent/bushel

1.146

14

+ 1,24

Gạo CBOT

USD/100 cwt

11,43

0,06

+ 0,53

Dầu thô WTI

USD/thùng

48,93

0,31

+ 0,64

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Chi tiết
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam quản lý sâu bệnh hại trên cây sắn

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam quản lý sâu bệnh hại trên cây sắn

Ngày 4/5, tại Hà Nội, Văn phòng JICA Việt Nam đã khởi động dự án “Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại”. 


Dự án bao gồm 4 nội dung: phát triển các tác nhân gây bệnh hại sắn và phát triển hệ thống cảnh báo bệnh trong khu vực: sinh thái quần thể và quản lý côn trùng hại sắn; thiết lập hệ thống giống sắn để cung cấp hom sắn sạch bệnh cho nông dân; chuyển giao công nghệ và khuyến nông. 

Theo ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Giám đốc dự án, dự án sẽ tập trung vào các tác nhân gây bệnh, truyền bệnh, phát hiện các phương pháp chuẩn đoán bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống giống sắn sạch bệnh và phổ biến kiến thức cho người dân.

 

Trong khuôn khổ dự án sẽ hình thành phòng thí nghiệm chọn giống sắn phân tử quốc tế, hệ thống giống sạch bệnh không chỉ phục vụ riêng cho Việt Nam mà cho cả châu Á. 
Tuy nhiên, mặt trái của thâm canh sắn là các loại bệnh phát sinh. Nếu không ngăn chặn được bệnh, năng suất sắn có thể mất đi 60-80%. 


Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, cũng cho rằng bệnh trên cây sắn là vấn đề rất quan trọng; trong đó bệnh chổi rồng khá phổ biến. Nếu như Việt Nam không khống chế tốt bệnh này sẽ làm giảm năng suất sắn, thậm chí có thể gây mất trắng. 


Năng suất sắn trung bình hiện nay của Việt Nam mới chỉ đạt 18,7 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan, Ấn Độ… Dự án sẽ góp phần cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng khi quản lý tốt vấn đề dịch bệnh.

 

Nông dân không chỉ được hưởng thành quả của dự án, mà sẽ được hưởng kỹ năng canh tác, các biện pháp khoa học kỹ thuật, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu… 


Giáo sư Keiji Takasu, đại học Kyushu - Nhật Bản, cố vấn trưởng dự án, cho biết Nhật Bản sẽ cung cấp các công nghệ kỹ thuật cao cho phía Việt Nam và cùng Việt Nam phát triển các công nghệ này, bao gồm công nghệ quản lý sâu bệnh hại, các công nghệ sản xuất sắn sạch bệnh…

 

Trong dự án sẽ phát triển các công nghệ để kiểm soát sâu bệnh hại thông qua sử dụng các loại thiên địch, cùng với đó sử dụng các biện pháp canh tác giảm thiểu các hóa chất, phát triển sắn bền vững của người nông dân. 


Tham gia dự án, ngoài các nhà khoa học trong nước và Nhật Bản, còn có các nhà khoa học đến từ Campuchia, Thái Lan. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2016 đến năm 2020 với nguồn vốn ODA trên 635 triệu yên Nhật (tương đương 125 tỷ đồng Việt Nam). Nguồn vốn được cấp từ hai cơ quan của Nhật Bản là Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) và JICA./. 

 

 

Nguồn mard.gov.vn

Chi tiết
Xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng

Xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng

Những năm gần đây nông dân các tỉnh phía Bắc đã ứng dụng chế phẩm SUMITRI vào xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, cho hiệu quả kinh tế cao

Xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng

Cánh đồng xã An Tiến, huyện An Lão ứng dụng quy trình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm Sumitri.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở nhiều địa phương thường đốt đồng hoặc vứt rơm, rạ xuống kênh mương, gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy và ảnh hưởng đến an toàn giao thông… Tuy nhiên, những năm gần đây nông dân các tỉnh phía Bắc đang ứng dụng chế phẩm SUMITRI vào xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng. Đây được xem là giải pháp đột phá trong nông nghiệp

 

Chi tiết
Ngành điều đón vận hội mới

Ngành điều đón vận hội mới

Trước những cơ hội đến từ Hiệp định TPP và việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành điều VN đang chủ động “chuyển mình” để tận dụng những lợi thế, tạo giá trị gia tăng bền vững cho cả DN và nông dân trồng điều trong nước

Ngành điều đón vận hội mới

Ban lãnh đạo Vinacas chủ động giúp DN “chuyển mình” đón đầu cơ hội mới

 

Chi tiết
Cánh đồng lớn đậu nành

Cánh đồng lớn đậu nành

SX đậu nành trên đất lúa yên tâm đầu ra, tăng lợi nhuận. Sau khi ăn xong vụ đậu nành, xuống giống tiếp vụ lúa TĐ giúp đất tơi xốp, cây dễ hấp thu dinh dưỡng, giảm sâu bệnh và giảm lượng phân đạm đáng kể trong mùa vụ.

Cánh đồng lớn đậu nành

Tham quan mô hình trồng đậu nành tại ruộng của ông Nếp (Xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

 

Chi tiết
Phát huy khả năng sản xuất tự nhiên của đất

Phát huy khả năng sản xuất tự nhiên của đất

Để phát huy khả năng sản xuất tự nhiên của đất, việc hiểu biết các đặc điểm khí hậu trong mối quan hệ với cây trồng - phân bón - canh tác để tránh né và lợi dụng vẫn là phương châm chủ yếu cho việc đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phát huy khả năng sản xuất tự nhiên của đất

Biến đổi khí hậu khiến chi phí trồng lúa đội lên cao

Chi tiết
Đậu phộng xen mì trên đất bạc màu

Đậu phộng xen mì trên đất bạc màu

Khi trồng đậu phộng xen với mì thì cả hai loại cây trồng này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại nhờ tận dụng được độ ẩm, dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, ít cỏ dại hơn.

 

Được sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc), Hội Làm vườn tỉnh Bình Định đã xây dựng mô hình trồng đậu phụng xen mì (sắn) trên chân đất cát, đất xám bạc màu và đất đồi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm thoái hóa đất…

 

Mô hình được triển khai tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) với giống đậu phộng sẻ Tây Nguyên trồng xen với giống mì cao sản KM94. Khi trồng đậu phộng xen với mì thì cả hai loại cây trồng này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại nhờ tận dụng được độ ẩm, dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, ít cỏ dại hơn.

 

Đến nay, diện tích cây đậu phộng đã cho thu hoạch, tại xã Cát Hiệp, năng suất đậu phộng đạt 40,5 tạ/ha, với giá hiện nay 23.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 93 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 56 triệu đồng/ha, cao hơn gần 6 triệu đồng/ha so với đối chứng. Tại xã Bình Tân, năng suất đậu phộng đạt 37,1 tạ/ha, doanh thu trên 85 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, cao hơn gần 5 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình.

 

Sau khi thu hoạch xong đậu phụng, nông dân tiếp tục chăm sóc cây mì để thu hoạch vào cuối năm. Bên cạnh đó, tuy cây mì chưa thu hoạch (mì thu hoạch vào tháng 11-12) nhưng kết quả thu được tại mô hình rất khả quan.

 

Giống mì KM94 sau trồng hơn 3 tháng trong mô hình có trồng xen cây lạc, bị ảnh hưởng một phần nên chiều cao và đường kính tán chưa còn thấp. Tại xã Cát Hiệp, mì có chiều cao 49,7cm, đường kính tán 47,0cm; tại xã Bình Tân mì có chiều cao 52,7cm, đường kính tán 49,3cm. Sau khi thu hoạch lạc xong, tiến hành bón thúc cho mì.

 

Với tình hình sinh trưởng, phát triển như trên thì trong thời gian 9 - 10 tháng, giống mì KM94 trong mô hình sẽ cho năng suất 25,7 - 27,3 tấn/ha. Đặc biệt, mì sinh trưởng, phát triển dựa vào độ ẩm cây lạc mang lại, tỷ lệ bột sẽ cao hơn so với những ruộng mì trồng vào tháng 4 - 5 hàng năm, vì thời gian sinh trưởng ngắn nên năng suất giảm và tỷ lệ bột thấp.

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 11 Thông tin cập nhật trang 11

10/ 10 - 3308 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng