Tới dự có các ông: Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KH&CN; Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch HND Việt Nam; đại diện HND và Sở KH&CN của 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và một số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trong tỉnh.

Chương trình phối hợp giữa HND Việt Nam với Bộ KH&CN thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nông dân được tham gia trực tiếp 7,5 nghìn mô hình, dự án KHCN. Nhiều tiến bộ KH&CN được ứng dụng, chuyển giao thành công tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng, hiệu quả kinh tế cao...

Phát biểu tại đây, ông Dương Văn Thái cho rằng Chương trình phối hợp hoạt động giữa HND Việt Nam và Bộ KH&CN đã giúp nhiều nông dân được hưởng lợi. Tại Bắc Giang, HND tỉnh và Sở KH&CN phối hợp thực hiện nhiều đề tài, dự án, góp phần đẩy nhanh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ông Dương Văn Thái mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành TƯ, nhất là Bộ KH&CN, HND Việt Nam.

Nhân dịp này, đại diện một số đơn vị đã chia sẻ kinh nghiệm khi xây dựng chuyển giao các mô hình ứng dụng KH&CN cho nông dân; khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình phối hợp như: Công tác tuyên truyền, vận động hội viên ứng dụng tiến bộ KHKT còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; nhiều đề tài, dự án, sáng kiến hiệu quả thấp; kinh phí tổ chức các lớp tập huấn còn hạn hẹp…

Các đại biểu kiến nghị cần tăng cường kinh phí để tổ chức tuyên truyền, nhân rộng những mô hình hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện dự án.

Kết luận hội nghị, ông Trần Quốc Khánh ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phối hợp hoạt động giữa HND Việt Nam với Bộ KH&CN và đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN cho người dân trong sản xuất nông nghiệp; Sở KH&CN và HND các tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung ứng dụng KH&CN; đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp KH&CN giúp bà con tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất.

Đặc biệt, các Sở KH&CN chú trọng đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu, phát huy lợi thế địa phương. Tổ chức tham quan, xây dựng các mô hình điểm thuộc Chương trình, dự án phát triển nông thôn, miền núi. Hằng năm, Sở KH&CN các địa phương báo cáo với UBND tỉnh về nội dung phối hợp giữa HND với Sở KH&CN để dự trù kinh phí xây dựng dự án.
Theo Báo Đại đoàn kết

Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp khoa học công nghệ với nông dân Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp khoa học công nghệ với nông dân

Ngày 6/12/2016, tại TP Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội Nông dân (HND) Việt Nam phối...

10/ 10 - 3371 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2287
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng