Thực hiện chỉ đạo này, ngày 21/4 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị “Chỉ đạo phổ biến áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước” với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện cho nhiều cơ quan thuộc Bộ và các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Yêu cầu đặt ra

Tại hội nghị, các đại biểu hoàn toàn thống nhất với quan điểm về phát triển trong việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước vì đây là một trong những giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; gắn với xây dựng nông thôn mới... Bà Lê Thị Kim Cúc, Vụ trưởng Vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT) cho biết: Bên cạnh tiềm năng về cây lúa, Việt Nam còn có một tiềm năng rất lớn trong phát triển nông sản từ cây trồng cạn, đặc biệt là những cây trồng cạn chủ lực và có lợi thế như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, cao su, mía, cây ăn quả, rau, hoa... Theo quy hoạch phát triển, đến năm 2020, diện tích cây trồng cạn của cả nước sẽ là 3.533.200 ha; trong đó, diện tích cây ăn quả 910.000 ha, cao su 800.000 ha, cà phê 500.000 ha, điều 400.000 ha, rau 400.000 ha, mía 300.000 ha, chè 130.000 ha, hồ tiêu 50.000ha... Trong vài năm gần đây, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, đặc biệt là công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đã chứng minh đây là một giải pháp mang tính đột phá. Hiện đã xuất hiện không ít mô hình tiêu biểu về áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như các mô hình tưới chuối trên đất dốc ở Lào Cai; tưới cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên; tưới rau, hoa ở Lâm Đồng; tưới cây ăn quả ở Bình Dương; mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao Unifarm ở Bình Dương...

Hiệu quả mang lại

Theo Viện Khoa học Thủy lợi VN, hiện cả nước có 6 mô hình tưới tiết kiệm là tưới nhỏ giọt ngầm, tưới nhỏ giọt capanet, tưới nhỏ mặt, tưới phun mưa, tưới phun cấp hạt nhỏ và tưới phun sương. Thực tế qua áp dụng các mô hình, hiệu quả mang lại là khá khả quan được biểu hiện trên các mặt: Quản lý dinh dưỡng cây trồng, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm phòng trừ cỏ dại, giảm nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa, SX hàng hóa quy mô lớn... Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng, Phan Trung Ngôn cho biết: Với mô hình tưới phun trên cây chè, cứ mỗi hecta chỉ cần 1,5 giờ tưới, lượng nước tưới được 30 m3, nhân công 0,25 người và đạt độ ẩm từ 14 - 16%. Trong khi đó, với phương pháp tưới cổ truyền thì 1 ha chè cần đến 30 giờ tưới, 5 công lao động, lượng nước tưới 340 m3 (là quá lớn) và độ ẩm đạt được từ 16 - 19% (cao ở mức không cần thiết).

Từ thực tế áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ở Lâm Đồng, ông Phan Trung Ngôn đi đến kết luận: Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đã làm thay đổi cơ bản tư duy nhận thức của người canh tác nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào SX...

Hoặc như ở cây cà phê, mô hình tưới nhỏ giọt so sánh với cách tưới truyền thống được Sở NN-PTNT Lâm Đồng đúc kết (tính theo quy đổi thành 1 ha): Tưới nhỏ giọt mất 17 giờ, lượng nước tưới là 19 m3, công lao động tưới là không (0), độ ẩm đạt được từ 15 - 16%. Trong khi đó, nếu áp dụng kiểu tưới truyền thống thì cần đến 31 giờ, lượng nước tưới lên đến 310 m3, cần đến 5 công lao động và độ ẩm đạt từ 18 - 19%. Vấn đề đặt ra Kết quả ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn cả nước thu lại là khá khả quan. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ KHCN và hợp tác quốc tế Lê Thi Kim Cúc: “Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội so với tưới truyền thống nhưng việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp nước ta vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng. Nguyên nhân là do thiếu quy hoạch gắn với phát triển tưới tiết kiệm nước; các DN đầu tư cho cho nông nghiệp chưa vào cuộc; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân, tổ chức KT-XH để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa tạo được động lực...”.

Từ thực tế trên, đề cập đến các giải pháp trong thời gian tới, bà Lê Thị Kim Cúc cho rằng, các cơ quan hữu trách ở Trung ương và địa phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch tưới tiết kiệm tiên tiến; hoàn thiện thể chế, chính sách; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công; đẩy mạnh ứng dụng KHCN; tăng cường tuyên truyền, đào tạo và tập huấn; và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Cụ thể hơn, cần rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quốc theo mục tiêu tái cơ cấu ngành trong điều kiện biến đổi khí hậu; rà soát lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong các quy hoạch khu hoặc vùng nông nghiệp công nghệ cao trên toàn quốc; rà soát lồng ghép ứng dụng công nghệ tưới tiên tiên vào quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nông nghiệp chi tiết của các địa phương, các vùng... để phát huy thế mạnh của cây trồng cạn.

Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng việc phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng, nhất là cây trồng cạn trong tình hình hiện nay là việc làm cấp bách, cần phải có những giải pháp để thúc đẩy việc triển khai ứng dụng trong phạm vi cả nước. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện cần được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành Trung ương và chính quyền địa phương.

Theo KHẮC DŨNG, NNVN

 


Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Phổ biến việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước cho cây trồng là chỉ đạo...

10/ 10 - 3333 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2854
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng