Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh triển khai Dự án khuyến nông ”Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại vùng trồng sắn trọng điểm” với diện tích 30ha trên địa bàn xã Tân Đông huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

 

Diện tích trồng sắn năm 2019 của tỉnh Tây Ninh là 52.315ha, năng suất đạt 315,9 tạ/ ha (giảm hơn so với năm 2016 có diện tích là 61.636ha và năng suất là 328,4 tạ/ ha-  Cục Thống kê Tây Ninh); đây là tỉnh có diện tích sắn cao nhất của vùng Đông Nam bộ và cũng là tỉnh trồng sắn với đầu tư thâm canh cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và có năng suất bình quân cao; đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến tinh bột sắn của cả nước. 

 

Do trồng sắn nhiều năm liên tục, cơ cấu mùa vụ trồng không rõ ràng nên các diện tích trồng sắn của tỉnh Tây Ninh chịu áp lực của nhiều dịch sâu- bệnh hại như: chổi rồng, thối củ, rệp sáp bột hồng, nhện đỏ và đặc biệt là gần đây xuất hiện bệnh khảm lá virus. Bệnh khảm lá virus xuất hiện tại các vùng trồng sắn của Tây Ninh từ tháng 3/ 2017; cho đến nay gần như hầu hết các diện tích trồng sắn của tỉnh đã hoàn toàn bị nhiễm bệnh khảm lá (đây là dịch hại rất nguy hiểm, diễn biến phức tạp và khó phòng trừ).

 

Để hạn chế tác hại của dịch bệnh khảm lá; ngoài các giải pháp chọn tạo giống kháng; cơ cấu mùa vụ hợp lý; trồng xen và luân canh với cây họ đậu; quản lý phòng trừ tổng hợp thì giải pháp sử dụng giống sạch bệnh nhằm giúp cho ruộng sắn mọc mầm, sinh trưởng phát triển tốt có năng suất cao được áp dụng. Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh triển khai Dự án khuyến nông ”Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại vùng trồng sắn trọng điểm” với diện tích 30ha trên địa bàn xã Tân Đông huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.   

 

 

Giống sắn để xây dựng mô hình là giống KM140 sạch bệnh (giống sắn cung cấp cho nông hộ hoàn toàn sạch bệnh được lấy mẫu và kiểm tra bằng phương pháp PCR trong phòng thí nghiệm trước khi chuyển giao cho nông hộ). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% chi phí hom giống, 50% chi phí vật tư phân bón. Dự án cũng tổ chức tập huấn chuyển giao các kỹ thuật phòng trừ dịch hại, thâm canh bền vững gồm 2 lớp tập huấn kỹ thuật cho 100 nông dân trong mô hình ngoài mô hình của xã Tân Đông và Thị trấn Tân Châu.


 

Ngoài việc cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi kiểm tra, giám sát các mô hình trên ruộng nông dân một cách chặt chẽ. Dự án đã tổ chức 01 hội nghị đầu bờ tham quan mô hình, 02 hội nghị tổng kết mô hình gồm đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chính quyền địa phương, cán bộ nông nghiệp các xã và nông dân các vùng trồng sắn trọng điểm lân cận (160 lượt người tham dự); xây dựng phóng sự tuyên truyền các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn qua các kênh của truyền hình địa phương.

 

 

Qua hội thảo đầu bờ, hội nghị tổng kết mô hình và kết quả đánh giá trên ruộng cho thấy “Mô hình trồng giống sắn KM140 sạch bệnh” có năng suất bình quân của 30ha là 320 tạ/ ha và hàm lượng tinh bột đạt 30% (Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh); cao hơn so với  mô hình trồng sắn của nông dân (năng suất sắn trên ruộng nông dân ngoài mô hình chỉ đạt 300 tạ/ ha). Với đầu tư giống như ruộng nông dân (39,308 triệu đồng/ ha); lợi nhuận thu được của 1ha mô hình là 61,132 triệu đồng và của 1ha ruộng nông dân là 53.692 triệu đồng (lợi nhuận mô hình trồng giống sach bệnh cao hơn mô hình của nông dân là 7,44 triệu đồng/ ha).

 

Kết quả xây dựng mô hình đã giúp người dân trên địa bàn xã Tân Đông, và các xã lân cận trong huyện Tân Châu thấy được việc trồng giống sắn sạch bệnh và các kỹ thuật canh tác sắn bền vững; kinh nghiệm quản lý dịch hại khảm lá sắn và phòng trừ tổng hợp được phổ biến, áp dụng với điều kiện nông hộ có hiệu quả tốt hơn so với phương thức trồng cũ. Một số hộ nông dân đã kiến nghị mở rộng mô hình trồng giống sắn sạch bệnh ra các địa bàn khác của huyện Tân Châu và tỉnh Tây Ninh (Ý kiến của người dân tham gia mô hình và ngoài mô hình).

Phạm Thị Nhạn

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

 

 


MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH

Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh...

10/ 10 - 3391 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2133
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
  • Hướng đi mới cho hồ tiêu Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng