Xã Thuận là địa phương có diện tích sắn lớn nhất của huyện Hướng Hóa với gần 600 ha. Từ diện tích sắn trên, mỗi vụ nông dân của xã này cung ứng cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa gần 48.000 tấn sắn nguyên liệu. Cây sắn trở thành nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ gia đình của xã này.
Ông Hồ A Dung, Chủ tịch UBND xã Thuận, huyện Hướng Hóa cho biết: Bên cạnh mở rộng diện tích sắn theo quy hoạch, nông dân trên địa bàn trung đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và hàm lượng tinh bột trong sắn củ tăng. Nhờ đó, giá xuất bán sắn tươi cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa cũng cao hơn hẳn so với các xã khác cùng địa bàn. Những năm gần đây, phần lớn nông dân trên địa bàn xã đều có thu nhập khá từ cây sắn.
Chúng tôi đến nhà ông Hồ Văn Ngà ở bản Giai, xã Thuận, huyện Hướng Hóa khi người nông dân này đã thu hoạch xong diện tích sắn trên 2 ha của mình và xuất bán hết cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Trò chuyện với khách trong ngôi nhà khang trang ở ngay đầu con đường dẫn vào bản, ông Ngà khoe: “Với giá sắn tươi từ 1.800 - 2.000 đồng/kg tùy theo chất lượng tinh bột, mỗi vụ sắn sau khi trừ chi phí gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng. Số tiền trên không chỉ giúp gia đình tôi dư ăn mà còn có tiền nuôi 5 đứa con ăn học”.
Theo ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vùng Lìa đang được xây dựng thành vùng nguyên liệu sắn tập trung quy mô lớn theo mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm. Nhiều người dân tộc Bru-Vân Kiều nay là thành viên “Câu lạc bộ trăm triệu” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, trở thành những điển hình nông dân sản xuất giỏi của huyện, tỉnh.
Nông dân sản xuất, doanh nghiệp lo đầu ra
Từ ngày đặt chân trên vùng đất Hướng Hóa, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty Thương mại Quảng Trị là doanh nghiệp duy nhất bao tiêu sản phẩm sắn cho nông dân. Đây được xem là hình mẫu cho mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương.
Dây chuyền sơ chế sắn tươi ở Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Ảnh: Công Điền.
Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Quảng Trị cho biết: Hiện nay Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã đưa vào hoạt động 2 dây chuyền chế biến tinh bột sắn với công suất tiêu thụ từ 700 - 900 tấn sắn tươi/ngày. Với công suất trên, doanh nghiệp đảm bảo thu mua 100% sản lượng sắn của nông dân trên địa bàn các xã vùng Lìa thuộc huyện Hướng Hóa.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư một dây chuyền chế biến phân vi sinh với công suất 5.000 tấn/năm để tận dụng 100% phế thải từ hoạt động sản xuất tinh bột, góp phần nâng cao doanh thu cho nhà máy và giúp cho nông dân có thêm điều kiện đầu tư chăm sóc cây sắn bằng loại phân giá rẻ, thân thiện môi trường, hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu sắn bền vững ở vùng Lìa.
Tuy nhiên, điều trăn trở nhất của lãnh đạo doanh nghiệp này là với việc thu nhập từ cây sắn vượt trội hơn hẳn so với nhiều cây trồng khác đã khiến người dân ồ ạt mở rộng diện tích dẫn đến sản lượng sắn vượt quá công suất thiết kế của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh, một bộ phận không nhỏ nông dân chỉ tập trung mở rộng diện tích mà không đầu tư thâm canh, khai thác quá mức làm đất đai bị thoái hóa... dẫn đến năng suất, hàm lượng tinh bột trong sắn giảm, ảnh hưởng đến chất lượng của loại nông sản này.
Từ thực tế trên, chính quyền huyện Hướng Hóa đã triển khai Đề án khuyến khích chuyển đổi những diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang canh tác một số loại cây trồng ngắn và dài ngày khác như gừng, nghệ, ngô và cây cao su. Đề án phấn đấu đến năm 2020, diện tích sắn toàn huyện giảm 521 ha, tập trung chủ yếu tại 7 xã vùng Lìa và tiến dần đến ổn định diện tích khoảng 4.200 ha.
Theo CÔNG ĐIỀN
Nguồn nongnghiep.vn
Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
Từ một loại cây lương thực cứu đói, cây sắn đã trở thành loại cây trồng có giá...
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phát triển "thuận thiên" tại Đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa là phải là cam chịu, chấp nhận số phận hay sự sắp đặt của tạo hóa...
Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
-
Ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021–2025.
Triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/08/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021–2025.
Mục tiêu chung của kế hoạch là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5 đến 3,0%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là nông nghiệp) đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
-
Chương trình Tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ Ba, năm 2020 đã được khai mạc vào lúc 20g00, ngày 29/12/2020, tại Nhà hát Quân đội (Hà Nội). Đây là lần thứ Ba, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) chủ trì và phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị và ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch BCH TW Hội Nông dân Việt Nam rao Giấy chứng nhận và Kỷ niệm chương cho Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương.
Tối 29/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh "Nhà Khoa học của nhà nông" lần thứ 3, năm2020.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao Giấy chứng nhận và Kỷ niệm chương cho các nhà khoa học. Ảnh: TTXVN
MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
-
Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh triển khai Dự án khuyến nông ”Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại vùng trồng sắn trọng điểm” với diện tích 30ha trên địa bàn xã Tân Đông huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
-
Ở Việt Nam, cây đậu tương (Glycine max L.) chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, diện tích trồng cũng như sản lượng đậu tương ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân chính đẫn đến diện tích đậu tương bị thu hẹp là hiệu quả sản xuất thấp bởi giống có năng suất thấp, rủi ro lớn do sâu bệnh hại. Công tác chọn tạo giống đậu tương của ta hiện vẫn chủ yếu là phương pháp lai tạo truyền thống, khó tạo được giống mang nhiều tính trạng mong muốn, đặc biệt là năng suất cao và kháng sâu bệnh. Chính vì vậy cần phải có phương pháp mới hỗ trợ có hiệu quả trong chọn tạo để tạo được giống đậu tương mới mang được nhiều đặc điểm mong muốn, đặc biệt là năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cho sản xuất.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao mô hình trồng ngô sinh khối ở Vĩnh Phúc, khi nông dân chia sẻ có thu nhập ổn định, đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Ngày 2/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tới thăm mô hình trồng ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại buổi gặp, ông vui mừng khi nghe bà con nông dân nói thu nhập tại cơ sở ổn định, đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
-
Thời gian qua, sản phẩm khoai lang, khoai môn mang lại thu nhập ổn định cho nông dân tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi diện tích khoai tăng mạnh, người dân lại đối diện với thực trạng “được mùa mất giá”. Để giải quyết bài toán này, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng khoai, xây dựng các mô hình sản xuất thông minh, an toàn, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao hơn giá trị cho ngành hàng tiềm năng này là điều cần thiết...
Ngày đăng: 30/07/2020 Số lượt xem: 183 Người đăng: luungocminh
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch là hướng đi tất yếu để phát triển cây tiêu bền vững ở Việt Nam.
Trong 2 tháng trở lại đây, giá hồ tiêu trong nước liên tục tăng, báo hiệu sự khởi sắc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành hồ tiêu nói chung và nông dân sản xuất hồ tiêu nói riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành hồ tiêu cho rằng, để giữ được giá hồ tiêu ổn định, tránh cung vượt cầu, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hồ tiêu phải đa dạng sản phẩm tiêu chế biến.
Khởi sắc từ đơn hàng cũ và lễ hội
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm khoảng một nửa sản lượng hồ tiêu của toàn cầu.
Tính đến cuối tháng 4, vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn. Do đó, nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.