Thực trạng sản xuất ngành hàng khoai

Theo khảo sát của Trường Đại học Cần Thơ, khoai lang là cây lương thực đứng thứ 3 sau lúa, bắp. Thời gian qua, khoai lang được trồng nhiều tại tỉnh Vĩnh Long với hơn 10.500ha. Gần đây, khoai lang được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp canh tác với tổng diện tích canh tác hàng năm khoảng 3.000ha, tập trung nhiều ở các xã: Tân Phú, Phú Long và Hòa Tân. Trong vụ khoai lang đông xuân 2019 - 2020, nông dân huyện Châu Thành xuống giống hơn 73ha giống khoai lang tím Nhật, năng suất bình quân 25 tấn/ha, sản lượng đạt 18.250 tấn.

Bên cạnh khoai lang, khoai môn cũng được phát triển ở Đồng Tháp. Trong vụ hè thu 2019, toàn tỉnh có gần 500ha diện tích trồng khoai môn, với năng suất bình quân 20-30 tấn/ha, tập trung ở các huyện: Lấp Vò, Thanh Bình và Tam Nông. Đặc biệt, khoai môn ở huyện Lấp Vò được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu hàng hóa năm 2019.

Mặc dù sản phẩm mang lại giá trị kinh tế ổn định nhưng thị trường tiêu thụ mặt hàng khoai chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và chỉ xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc và Campuchia. Trong khi đó, khoai lang, khoai môn vẫn đủ khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... Tuy nhiên, để mặt hàng này xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo các chuyên gia, đến nay, vẫn chưa có các nghiên cứu hệ thống về vấn đề bảo quản khoai tươi. Hiện nay, khoai lang, khoai môn được nông dân bảo quản theo kiểu truyền thống nên nông sản chỉ lưu giữ được một thời gian ngắn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phương pháp bao gói bằng bao bì PE, PP dễ làm tổn thương cơ học, gây thối rữa.

Ông Hà Văn Dồ - thành viên Hợp tác xã Khoai lang Hòa Tân, huyện Châu Thành chia sẻ: “Thời gian qua, bà con sản xuất khoai lang chỉ sử dụng nhiều phương pháp thủ công. Đồng thời không chủ động được đầu ra cho nông sản, phải phụ thuộc rất nhiều vào thương lái ”.

Ông Phan Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, khoai lang là một trong những ngành hàng được huyện đưa vào thực hiện tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp. Để nâng cao giá trị ngành hàng này, huyện hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện nhiều mô hình trồng khoai giảm giá thành gắn với tiêu thụ. Tuy nhiên, việc phát triển ngành hàng khoai lang của địa phương vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” khi công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn thấp...”.

Giải pháp nâng cao giá trị

Theo đánh giá của các chuyên gia, khoai lang, khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, tiềm năng thị trường đối với các sản phẩm chế biến là rất lớn. Do đó, việc áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản khoai sạch là cần thiết. Qua đó, giúp bảo quản khoai lâu hơn để chờ giá, vận chuyển đến các thị trường xa.

Chia sẻ vấn đề này, PGS.TS Nhan Minh Trí - Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị cho khoai, thời gian tới địa phương cần hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu chọn giống đến kỹ thuật canh tác, thu hoạch, xử lý và tồn trữ, chế biến đa dạng và maketing sản phẩm từ khoai. Bên cạnh đó, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ các chính sách, kết nối các nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp. Từ đó, tiếp tục đầu tư và phát triển theo hướng chỉ dẫn địa lý tương tự sản phẩm dừa Bến Tre. Điều này còn góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cho tỉnh Đồng Tháp.

Theo ThS.Nguyễn Vĩnh Phúc - Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, để khai thác tối đa tiềm năng ngành hàng khoai, tỉnh cần nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ khoai như: bột dinh dưỡng từ khoai, khoai sấy, khoai chế biến chân không, sữa khoai, rượu khoai, miến khoai... Điều này góp phần tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng, tạo sức cạnh tranh nông sản tỉnh nhà. Bên cạnh đó, tỉnh cũng nghiên cứu đầu tư thiết bị và công nghệ sau thu hoạch; hoàn thiện quy trình sơ chế, xử lý và bảo quản khoai; đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất khoai...

Để phát triển khoai lang theo hướng bền vững, ông Phan Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: “Huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trồng khoai đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời nghiên cứu, vận dụng, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh giúp ngành hàng khoai lang phát triển. Phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa (TP.Hồ Chí Minh) ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác, đưa cơ giới hóa vào quá trình sản xuất; tuyển chọn giống khoai lang chất lượng cao, kháng sâu bệnh vào sản xuất. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân trồng khoai; phát triển đa dạng các sản phẩm từ khoai lang gắn với Chương trình OCOP của địa phương”.

Ông Nguyễn Phước Thiện - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp sẽ cử cán bộ chuyên môn đến từng vùng trồng khoai để hướng dẫn nông dân sản xuất tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời phối hợp với các địa phương, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống khoai lang; xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm khoai...

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, để nâng cao hơn nữa giá trị cho sản phẩm khoai, ngành nông nghiệp, địa phương cần phối hợp với các chuyên gia, viện trường thống nhất quy trình sản xuất khoai tối ưu hóa từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm tiết kiệm chi phí thấp nhất để nâng cao giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng về việc sản xuất khoai theo hướng an toàn, hữu cơ cho nông dân. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ khoai lang...

Báo Đồng Tháp

 
                                                                                                                                                                                                                                                                               Nguồn Mard.gov.vn

 


Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững

Thời gian qua, sản phẩm khoai lang, khoai môn mang lại thu nhập ổn định cho nông dân tỉnh Đồng Tháp. Tuy...

10/ 10 - 3386 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1218
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Hướng đi mới cho hồ tiêu Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  3
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng