VAAS có 19 đơn vị, gồm 18 đơn vị thành và khối văn phòng VAAS, với tổng số 3.156 cán bộ viên chức; trong đó có 25 GS và PGS, 252 tiến sĩ, 877 thạc sỹ.

 

Báo cáo đề cập các vấn đề hiện tại về công tác tổ chức như tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức: VAAS đã thẩm định hồ sơ, đồng ý cho tuyển dụng 37 biên chế hưởng lương từ NSNN, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ra quyết định bổ nhiệm 02 Phó Giám đốc VAAS; VAAS đã ra Quyết định bổ nhiệm lần đầu cho 3 đồng chí Viện trưởng/Chánh Văn phòng, 2 đồng chí Phó Viện trưởng, 1 đồng chí Trưởng ban, 2 đồng chí Phó Trưởng ban; bổ nhiệm lại 01 đ/c Trưởng ban, 06 đồng chí Phó Viện trưởng/Phó Trưởng ban  và hoàn thiện thủ tục bổ nhiệm lại 01 Giám đốc Trung tâm…

 

Công tác Khoa học và hợp tác quốc tế: Đã có 42 giống cây trồng được công nhận trong 6 tháng đầu năm 2017, trong đó có: 12 giống công nhận chính thức về lúa, ngô, lạc, bưởi, thanh long ruột đỏ, cam…; Có 4 quy trình được công nhận. Công tác nghiên cứu cơ bản về các  lĩnh vực Công nghệ sinh học, nghiên cứu về đất, phân bón và chế phẩm sinh học, môi trường, công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ và sản xuất, kinh doanh. Viện đang có quan hệ hợp tác với 66 quốc gia, 33 tổ chức quốc tế (FAO, ACIAR, IRRI, IFAD, ICRAF, CIRAD, CIAT, CCAF, RDA Hàn Quốc, CGIAR, CABI, CIAT, IRRI, IAEA, CYMMIT, NIAS, ICT…). Viện là thành viên của nhiều mạng lưới nghiên cứu trong khu vực và quốc tế như FFTC, AFACI, ECAST-GMS, CURE, APAARI, TFNet.... Trong 6 tháng đầu năm 2017, các hoạt động hợp tác với Trung tâm KoPIA Việt Nam; Phòng Thí nghiệm liên kết Việt-Pháp về chức năng hệ gen lúa và Công nghệ sinh học thực vật; Phòng thí nghiệm liên kết quốc tế về “Chọn giống phân tử cây sắn” tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ cho công tác nghiên cứu của Viện.

 

Về công tác tông tin tuyên truyền như về ứng dụng công nghệ thông tin, xuất bản tạp chí, tham gia triển lãm, thư viện.

 

Công tác đào tạo sau đại học: Tổ chức bảo vệ cấp cơ sở cho 08 nghiên cứu sinh, bảo vệ cấp Viện cho 4 NCS và đang triển khai thủ tục bảo vệ cấp Viện cho 4 nghiên cứu sinh khác.

Báo cáo cũng đề cập đến công tác tài chính, quản lý đất đai và xây dựng cơ bản.

 

Công tác đảng, công đoàn, đoàn thể:

 

Đảng ủy, Ban Giám đốc Viện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 315a/NQ-BTV-LT về chỉ đạo “Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất”;  Nghị quyết số 398-NQ/ĐU ngày 26/5/2017 về thành lập Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Đảng ủy; tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các Nghị của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. đã kết nạp được 14 đảng viên mới, công nhận chính thức cho 15 đảng viên dự bị;

 

Công đoàn VAAS đã ban hành kế hoạch chỉ đạo công đoàn cơ sở tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ III Công đoàn VAAS.

 

Đoàn Thanh niên Viện đã xây dựng kế hoạch, đề án, nhân sự và hướng dẫn các Chi đoàn trực thuộc tổ chức Đại hội. Đoàn Viện đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2017-2019, bầu Ban chấp hành mới gồm 11 đồng chí, Ban thường vụ gồm 3 đồng chí, trong đó có 01 bí thư và 01 phó bí thư.

 

Công tác thi đua khen thưởng: năm 2016 toàn VAAS đã có 03 đơn vị được tặng cờ thi đua của Chính phủ và 4 đơn vị được tặng cờ thi đua của Bộ. Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 1 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Nhì cho 1 tập thể và 3 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 5 cá nhân. Đã có 12 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 50 tập thể và 129 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng; 10 cá nhân được tặng Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ.

 

Công tác Thanh tra - Pháp chế: Đã hoàn thành báo cáo về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức học tập chỉ thị số 15-CT/W ngày 07/7/2007; Báo cáo Kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2016) theo quy định.

 

Đánh giá kết quả đạt được:

Những ưu điểm chính

1) Đã cơ bản hoàn thành các nội dung công tác 6 tháng đầu năm.

2) Ban Giám đốc chỉ đạo điều hành linh hoạt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, các chủ trương cấp bách của Nhà nước, đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nông nghiệp của ngành.

3) Các đơn vị trực thuộc đã triển khai chương trình nghiên cứu theo tiến độ kế hoạch. Nhiều giống cây trồng mới được công nhận và chuyển giao vào sản xuất có hiệu quả, nhiều mô hình có tính đột phá về quy mô và hiệu quả kinh tế được Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các địa phương và người dân đánh giá cao.

4) Viện đã và đang thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, điều hành và đã được Bộ giao những nội dung KHCN lớn: Sản phẩm Quốc gia về lúa gạo và nấm; Chương trình tái canh cà phê; Dự án khuyến nông, Dự án năng lượng sinh học, nhiệm vụ trọng điểm về cây ăn quả.

5) Các tổ chức quần chúng đã có nhiều hoạt động phong trào để động viên khuyến khích CBNV phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng khối đoàn kết, xây dựng lề lối làm việc của cả hệ thống VAAS theo hướng chuyên nghiệp hóa.

 

Những tồn tại

1) Mặc dù có nhiều giống và TBKT được công nhận, nhưng một số sản phẩm chất lượng còn hạn chế; chưa thực sự có chỗ đứng trong sản xuất và chưa cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại từ bên ngoài.

2) Thiếu sự liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao; chưa sử dụng triệt để nguồn lực con người và trang thiết bị, phòng thí nghiệm.

3) Công tác HTQT còn chưa đều, nhiều đơn vị không có dự án HTQT do thiếu cán bộ đủ năng lực tiếp cận, trao đổi với đối tác.

4) Việc thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các đơn vị còn chậm, thiếu thông tin; ảnh hưởng đến công tác tổng kết báo cáo, chỉ đạo điều hành.

 

Các đề nghị:

 

Đối với các đơn vị

1) Tiếp tục xây dựng định hướng nghiên cứu phục vụ đề án tái cơ cấu ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mỗi Viện/Trung tâm/Bộ môn cần xác định rõ một vài sản phẩm chủ lực; tập trung hoàn thiện công nghệ, liên kết với doanh nghiệp và chuyển giao nhanh vào sản xuất; huy động nguồn lực cho các nghiên cứu chính để phát huy thế mạnh chuyên sâu; tăng cường hợp tác giữa các phòng, bộ môn, trung tâm trong từng đơn vị.

 

2) Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn về chuyên môn cho từng Trung tâm/Bộ môn từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, định hướng nghiên cứu; giao các nhóm nghiên cứu chủ động xây dựng kế hoạch, đấu thầu đề tài dựa theo hướng nghiên cứu được giao; xây dựng kế hoạch, quy chế về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt để phục vụ cho công tác quy hoạch cán bộ các năm tiếp theo.

 

3) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong viện và liên viện trong nghiên cứu từ khâu xây dựng ý tưởng, đề xuất nhiệm vụ, xây dựng thuyết minh, đấu thầu đến triển khai thực hiện; lồng ghép các nội dung nghiên cứu cơ bản trong các đề tài nghiên cứu ứng dụng ngay từ khâu xây dựng thuyết minh để khắc phục tình trạng đề tài thiếu các nghiên cứu chuyên sâu.

 

4) Tăng cường phối hợp với các địa phương trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các TBKT trong sản xuất, nhất là với các địa phương nơi đơn vị đứng chân; xây dựng chương trình hợp tác dài hạn với các địa phương trong vùng; phấn đấu mỗi đơn vị thuộc VAAS có liên kết chặt (kết nghĩa) với ít nhất 1 tỉnh, phát triển nông nghiệp địa phương.

 

5) Tăng cường công tác quản lý đào tạo sau đại học tại các đơn vị chuyên môn;  các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi để các giảng viên cơ hữu, các nhà khoa học có thể chủ động tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, biên soạn giáo trình.

 

6) Tăng cường quản lý dự án HTQT do VAAS và các đơn vị thành viên chủ trì, bao gồm: Kiểm tra, giám sát, đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả của các dự án đối với sản xuất.

 

7) Chấn chỉnh lại việc thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời khi được yêu cầu.

 

Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

1) Về công tác tổ chức cán bộ, đề nghị Bộ cho phép VAAS chủ động công tác bổ nhiệm cán bộ cấp phó Viện trưởng, phó trưởng Ban.

 

2) Đề nghị Bộ cho phép hình thành một số nhiệm vụ KHCN mang tính chất dài hạn như: Tạo và đánh giá nguồn vật liệu cho công tác lai tạo giống cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm; nghiên cứu hiệu lực của phân bón; nghiên cứu quy luật phát sinh của sâu bệnh trong điều kiện biến đổi khí hậu;

 

3) Bên cạnh việc ưu tiên nghiên cứu đối với các các cây trồng trọng điểm, chủ lực, đề nghị Bộ quan tâm đầu tư ở mức độ hợp lý cho một số cây trồng khác như cây chè, mía, cây dâu tằm và một số cây trồng phục vụ chuyển đổi đât lúa kém hiệu quả.

 

4) Tạo điều kiện để Bảo tàng nông nghiệp sớm được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cấp kinh phí hàng năm cho việc duy trì: Bảo tàng đất, bảo tàng vi sinh vật và côn trùng phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy; ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu cho một số đơn vị thành viên của VAAS hiện tại đang bị xuống cấp trầm trọng như: Viện Nghiên cứu Mía đường, Trung tâm Dâu tằm tơ, Viện NC Rau quả, một số Trung tâm thuộc các đơn vị thành viên và cơ sở hạ tầng cho công tác đào tạo sau đại học;

 

5) Tạo điều kiện thuận lợi và bố trí kinh phí cho VAAS và các đơn vị thành viên xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để giữ đất phục vụ cho nghiên cứu của các đơn vị;

 

6) Chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng, trọng tâm là giống cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm; chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt Luật sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp, đặc biệt là về giống cây trồng.

 

Từ 01/7/2017, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố được bàn giao, trực thuộc VAAS và nâng tổng số các đơn vị trực thuộc VAAS lên 19 đơn vị.

Lễ ký biên bản bàn giao Viện NC bông và PT nông nghiệp Nha Hố

 

Tới dự lễ bàn giao Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố từ Tổng công ty dệt may thuộc Bộ Công thương sang trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, các Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Lãnh đạo Viện VAAS, Tổng công ty dệt may, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận.

 

Nguồn VAAS

 

 


Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017 Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017

Ngày 03/7/2017, tại Ninh Thuận viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6...

10/ 10 - 3380 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1198
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  4
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng