Phải xử lý kiên quyết, triệt để

 

Trước nguy cơ lây lan nhanh của bệnh khảm lá sắn, nhiều địa phương đã có những hành động khá quyết liệt, cụ thể. Theo ông Phan Văn Tấn, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận, trên địa bàn tỉnh này đã có 15ha sắn bị bệnh khảm lá. Chủ trương của Bình Thuận là xử lý bệnh khảm lá sắn giống như đã từng làm với bệnh đốm nâu trên thanh long. Đó là khoanh vùng đã nhiễm bệnh để tiến hành tiêu hủy theo đúng quy trình của Cục BVTV, quản lý chặt chẽ vùng chưa bị bệnh…

 

Sắn bị bệnh khảm lá

  

Ông Đoàn Ngọc Có, PGĐ Sở NN-PTNT Gia Lai, cho biết, Gia Lai có diện tích sắn tới 65.000ha, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện có bệnh khảm lá sắn. Dầu vậy, Gia Lai vẫn đang chú trọng thực hiện các giải pháp ngăn chặn, không cho bệnh khảm lá sắn xâm nhập vào địa bàn. Nếu xuất hiện diện tích sắn bị bệnh khảm lá, các cơ quan chức năng ở Gia Lai sẽ tập trung xử lý triệt để ngay từ đầu.

 

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương khác, việc phòng chống bệnh khảm lá sắn chưa thật sự quyết liệt. Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV, nếu như ở Tây Ninh, việc phòng chống bệnh khảm lá sắn có được quan điểm thống nhất và giải pháp quyết liệt (tiêu hủy) ngay từ khi diện tích nhiễm bệnh còn ít, thì đã hạn chế được khá nhiều sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh này.

 

 

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh

 

Bệnh khảm là sắn đang diễn biến rất nguy hiểm. Với tốc độ lây lan như hiện nay, nếu không có nhận thức đầy đủ và hành động quyết liệt thì không thể ngăn chặn được. Trước hết là tăng cường nhận thức từ của lãnh đạo và người dân ở các địa phương về vai trò của cây sắn đối với nền kinh tế và đời sống nông dân, về sự nguy hiểm của dịch bệnh khảm lá sắn. Đây là loại cây trồng đã có giá trị XK trên 1 tỷ USD, sắn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nhiên liệu sinh học, dược phẩm…

 

Phải ngăn chặn quyết liệt bệnh khảm lá sắn giống như đã làm với bệnh đốm nâu trên thanh long ở Bình Thuận. Cách đây mấy năm, khi bệnh đốm nâu bùng phát trên thanh long Bình Thuận, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã về làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, cùng với các địa phương. Từ đó thành lập ban chỉ đạo tới cấp xã, lập tổ công tác đặc biệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Nhờ vậy, bệnh đốm nâu trên thanh long ở Bình Thuận đã được khống chế, đã ổn lại rất nhiều.

 

Tất cả các tỉnh có trồng sắn, nhất là từ đèo Hải Vân trở vào, đều không được chủ quan với bệnh khảm lá sắn. Những tỉnh đã xuất hiện bệnh khảm lá sắn cần thành lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh. Những địa phương chưa xuất hiện bệnh, cũng cần có ban chỉ đạo để ngăn chặn, không cho bệnh xâm nhập vào địa bàn. Các doanh nghiệp ngành sắn cũng cần phải tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn.

 

 

 

TS Dương Hoa Xô, PGĐ Sở NN-PTNT TP.HCM

 

Để giải quyết căn cơ bệnh khảm lá sắn, phải đi vào giống. Theo đó, cần tìm hiểu xem các giống sắn địa phương có bị bệnh khảm lá sắn hay không. Nếu giống nào không bị, chắc chắn trong giống ấy đã có gen kháng tự nhiên. Tiếp đó, cần nghiên cứu xem gen kháng bệnh là gen nào, rồi nghiên cứu tạo giống sắn chuyển gen có thể kháng bệnh khảm lá sắn. Tạo giống kháng bằng con đường này sẽ nhanh hơn nhiều so với việc nhập nội hàng loạt giống sắn có tính kháng bệnh khảm lá sắn, vì phải mất khá nhiều thời gian để tiến hành khảo nghiệm, chọn tạo ra giống có tính kháng tốt nhất với điều kiện ở Việt Nam.

 

Theo Thanh Sơn. Nguồn  nongn ghiep.vn 


Quyết liệt phòng chống khảm lá sắn Quyết liệt phòng chống khảm lá sắn

Trong vòng một thời gian ngắn, Bộ NN-PTNT đã phải tổ chức mấy hội nghị về phòng chống bệnh khảm...

10/ 10 - 3338 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1704
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng