Việc xây dựng các mô hình thí điểm công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp đang trở thành đề tài nóng hiện nay. Hội thảo “Định hướng xây dựng các mô hình thí điểm công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp” do Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức ngày hôm qua (3/3) đã thu nhận được nhiều giải pháp hữu hiệu để kiềm chế sự phát thải của khí nhà kính trong nông nghiệp. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả Theo TS Nguyễn Việt Anh, Trường ĐH Thủy lợi: Trong nông nghiệp, khu vực trồng lúa tạo ra lượng phát thải khí nhà kính cao nhất (chiếm 57,5%). Khí mê tan sinh ra trên ruộng lúa là do ngập nước.  Kết quả nghiên cứu tại đồng bằng sông Hồng, Quảng Bình và Sóc Trăng cho thấy: Khi áp dụng kỹ thuật tưới nước, lượng phát thải khí nhà kính đã giảm 37,71% so với tưới ngập thường xuyên. Năng suất lúa cũng có xu thế tăng từ 6,6 - 13,85%. Do vậy, đây là giải pháp “đa lợi” trong canh tác lúa hiện nay, không chỉ tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, chi phí đầu vào mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người SX. Trước thực tế một số địa phương xuất hiện tình trạng nông dân trồng lúa bỏ ruộng ngày càng nhiều, TS Lê Xuân Quang, Phó Viện trưởng Viện Nước, tưới tiêu và môi trường (Viện Khoa học Thủy lợi VN) cho rằng, cần chuyển đổi đất lúa kém hệu quả sang trồng cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản. Khảo sát điểm 10 tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, đã có hơn 35.000 diện tích lúa kém hiệu quả do thiếu nước, ngập úng hoặc nhiễm mặn. Tại Lào Cai, nhiều diện tích lúa nước, đất kém hiệu qủa đã được bà con chuyển sang trồng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Âu cho hiệu quả cao hơn nhiều lần. Tỉnh Sơn La phát triển nhiều vùng đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò sữa, trồng hoa… Bắc Giang đã chuyển sang trồng cam, vải thiều… Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ở Nam Định, trong thòi gian vừa qua đã chuyển 5.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng lạc, cây vụ đông, hoa và nuôi trồng thủy sản (cá rô đồng) cho giá trị thặng dư cao hơn lúa từ 2 - 6 lần. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân Cần Thơ trồng vừng đạt lợi nhuận từ 17 - 25 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa trên 5 triệu đồng/ha…

Việc tuyên truyền, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức vận hành công trình khí sinh học cho người chăn nuôi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh công nghệ biogas, chúng ta cần áp dụng đa dạng các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác như xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân compost; đệm lót sinh học; công nghệ màng lọc kết hợp, SX phân hữu cơ cho cây trồng…

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền 

Theo tính toán của TS Lê Xuân Quang, nếu 10 tỉnh trong diện khảo sát đã kể trên chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa kém hiệu quả (trên 35.000 ha) sang trồng cây trồng khác hoặc thủy sản thì hiệu quả kinh tế mang lại hàng trăm tỷ đồng, đồng thời giảm phát thải gần 600.000 tấn CO2.

Tại hội thảo, TS Bùi Thị Phương Loan, Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN) đã liệt kê rất nhiều mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân như: Công nghệ SX than sinh học từ rơm rạ, trấu, thân và lõi ngô; SX phân hữu cơ (ủ compost) từ phế phụ phẩm sau trồng nấm, bã thải rong riềng, tinh bột sắn… 

Việc xử lý và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp bằng biện pháp sinh học với mục đích tạo nguồn hữu cơ phục vụ SX nông nghiệp đang là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng chất thải phát sinh trong quá trình SX nông nghiệp và tạo ra được nguồn phân bón hữu cơ sinh học có giá trị. Trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ biogas được cho là giải pháp thích hợp trong xử lý chất thải gia súc, gia cầm nhằm cung cấp nguồn năng lượng tái tạo (biogas), đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, mùi. Năng lượng tái tạo biogas sẽ được sử dụng cho mục đích đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện, và thay thế một phần các nguồn nguyên liệu hóa thạch. Chính phủ VN và các tổ chức phi chính phủ như LCASP của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… chương trình khí sinh học VN đã và đang hỗ trợ nhiều chương trình, dự án nhằm khuyến khích người chăn nuôi lắp đặt, sử dụng công trình khí sinh học. Tuy nhiên, TS Phạm Văn Cường, Viện Chăn nuôi nhấn mạnh: “Nếu không quản lý, vận hành đúng kỹ thuật, công trình khí sinh học không chỉ là quả bom nổ chậm gây lên sự ấm dần của trái đất, mà còn gây sự phì dưỡng nguồn nước mặt, nước ngầm và phát thải khí nhà kính do các chất hữu cơ chưa bị phân hủy hết trong bể biogas”.

Theo MINH PHÚC, NNVN


Hướng đi nào cho nền nông nghiệp các bon thấp? Hướng đi nào cho nền nông nghiệp các bon thấp?

Hơn 65 triệu tấn CO2 là lượng phát thải khí nhà kính trong khu vực nông nghiệp (chiếm 43,1% tổng...

10/ 10 - 3349 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2460
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng