(AGO) - So với trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, mô hình trồng nấm rơm trong nhà theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông cho năng suất cao hơn từ 30-40%, hiệu quả kinh tế tăng hơn 30%. Đây là hướng đi triển vọng được nhiều nông dân lựa chọn.

Giá trị cao nhưng… diện tích giảm

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu tại An Giang, chủ yếu là trồng ngoài trời. Đây được đánh giá là loại hình tận dụng tốt phế phẩm rơm trên đồng, mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân nhờ giá nấm rơm luôn ổn định. Giai đoạn 2005 - 2010, thực hiện dự án trồng nấm rơm của tỉnh, diện tích trồng nấm trên địa bàn An Giang có lúc đến 3.398 héc-ta, giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm cho số lượng đáng kể lao động nông nhàn. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, diện tích trồng nấm rơm đã giảm đáng kể, do nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa đồng ruộng, số lượng máy gặt đập liên hợp chiếm hơn 98% diện tích thu hoạch lúa nên lượng rơm rải rác trên đồng. Trong khi đó, do thiếu hụt lao động để thu gom rơm, thiếu máy móc, phương tiện để cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm ngoài đồng ruộng nên người trồng nấm gặp khó về nguồn rơm.

Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, ngoài nguồn nguyên liệu làm nền cho nấm, tình hình biển đổi khí hậu, thời tiết thay đổi khắc nghiệt cũng làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng nấm trồng ngoài trời. Bên cạnh đó, khi trồng nấm rơm ngoài trời, dù sau mỗi vụ thu hoạch, thời gian cách ly sang vụ khác từ 6 tháng đến 1 năm nhưng trên nền đất chất rơm, nguồn bệnh vẫn còn và rất khó xử lý, thường gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nấm. Hơn nữa, trồng nấm rơm ngoài trời do thay đổi nền đất liên tục nên sản xuất không ổn định, không tập trung, khó mở rộng diện tích.

Ứng dụng công nghệ mới

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã triển khai thử nghiệm nhiều mô hình mới, trong đó có mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Mô hình này bước đầu đã giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn rơm nguyên liệu, cho năng suất cao hơn cách làm truyền thống của nông dân từ 30 - 40%, hiệu quả kinh tế tăng hơn 30% so với trồng ngoài trời. Nhận thấy hiệu quả của mô hình, nhiều nông dân đã mở rộng diện tích trồng nấm rơm trong nhà.

Để hỗ trợ kịp thời cho nông dân, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đã mời Công ty Meo giống Thần Nông đến chuyển giao việc ứng dụng sử dụng nguyên liệu compost để trồng nấm rơm trong nhà. Đây là một hướng phát triển mới, giúp năng suất và chất lượng nấm tăng lên so với cách trồng truyền thông. Nông dân chỉ cần mua compost về chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của công ty mà không cần phải ủ rơm, đảo rơm như trước đây. Nguyên liệu compost gồm rơm ủ được phối trộn dinh dưỡng và chất bổ sung theo phương pháp làm công nghiệp, hạn chế được sự nhiễm tạp của nấm dại, giúp nấm rơm phát triển tốt và cho năng suất cao. Thời gian qua, 4 địa phương đã tham gia thực hiện mô hình thí điểm này là TP. Long Xuyên và các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới. Với quy cách kỹ thuật mỗi nhà trồng nấm rơm có diện tích 75m2 (ngang 5m, dài 15m, cao 2,5m), mái lợp tôn, vách sử dụng cao su hoặc ny-lon, nền nhà trồng tráng xi măng… mỗi nhà nấm trồng được 120m mô nấm, tương ứng với 120 bao nguyên liệu compost (30kg compost/bao).

Anh Nguyễn Văn Rô, ấp Bình An I (xã An Hòa, Châu Thành), cho biết, mô hình trồng nấm rơm bằng compost đã giúp anh rút ngắn thời gian ủ rơm, đảo rơm, đảm bảo rơm nguyên liệu chín đều hơn do công ty có máy móc chuyên nghiệp. Nguyên liệu compost đem vào nhà trồng, khoảng 10 ngày sau bắt đầu thu hoạch. Với 120 bao compost, anh Rô thu hoạch đạt năng suất 175kg nấm, giá bán bình quân 55.000 đồng/kg. Chi phí đầu tư 120 bao compost giá 4,8 triệu, vận chuyển 2 triệu, công chăm sóc, khấu hao trại 1 triệu đồng. Như vậy, sau thời gian cho mỗi vụ gần 1 tháng, mô hình đã mang lại lợi nhuận hơn 1,8 triệu đồng. Qua thành công bước đầu, anh Rô cho biết sẽ mở rộng thêm 3 trại còn lại.

 Theo PHẠM THỊ NHƯ 

(Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành)

 

http://atv.org.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/59349/huong-di-moi-cho-nghe-trong-nam-rom.aspx

 


Hướng đi mới cho nghề trồng nấm rơm Hướng đi mới cho nghề trồng nấm rơm

(AGO) - So với trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống, mô hình trồng nấm rơm trong nhà theo...

10/ 10 - 3339 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 7758
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng