Nội dung chính của Hội nghị toàn thể ISG 2017 tập trung phân tích những cơ hội, khó khăn, cản trở, những hạn chế chính, bên cạnh những gợi mở, cam kết hỗ trợ của các đối tác quốc tế khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị cũng thảo luận và đưa ra đề xuất, khuyến nghị về vai trò của Chính phủ, của các đối tác quốc tế, doanh nghiệp và các tác nhân trong toàn chuỗi giá trị nông sản nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của nông nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Các đại biểu đã tập trung làm việc hết sức tích cực, lắng nghe và đóng góp ý kiến cho tham luận của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, như Phó giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam với chủ đề Hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tham luận đề cập chiến lược thương mại hóa nông nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu vào cả liên kết dọc bao gồm đánh giá nhu cầu và xu hướng thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, và liên kết ngang là sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh (hiệu quả kinh tế quy mô vận chuyển, phân phối, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng, giảm hành vi độc quyền,...).

 

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được nhấn mạnh trong bài tham luận của Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD). Các định hướng phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam, gia tăng hội nhập vào chuỗi nông nghiệp toàn cầu là cơ cấu lại theo lĩnh vực, sản phẩm theo lợi thế và nhu cầu thị trường; áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp với các nước; xâm nhập sâu hơn và thị trường quốc tế thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn chế biến và phân phối lớn toàn cầu.

 

Trưởng đại diện Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam nhấn mạnh đến bốn ưu tiên của FAO trong giai đoạn 2017 – 2021. Trong đó, các can thiệp chính của FAO trong chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam bao gồm: Hướng dẫn sản xuất trong chiến lược quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Sản xuất rau an toàn và kết nối tiêu thụ sản xuất tại các tỉnh Mộc Châu, Sơn La; Thí điểm, hướng dẫn và tổ chức các lớp học tại đồng (FFS) về thực hành nuôi tôm có trách nhiệm và bền vững ở Bạc Liêu và Sóc Trăng; Nghiên cứu chính sách liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Tăng cường vai trò của nông dân trong chuỗi giá trị cà phê tại tỉnh Sơn La; Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn để bảo đảm lượng các bon xanh và tăng trưởng xanh.

 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế không chỉ về nguồn lực, mà còn về tiến bộ kỹ thuật, những khuyến nghị, mô hình, kinh nghiệm. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Nam phải nhìn nhận rằng giai đoạn vừa qua là giai đoạn phát triển về bề rộng là chính, tận dụng lao động với giá rẻ là chính. Nút thắt lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là sản lượng rất cao nhưng năng suất, chất lượng thấp, tham gia thị trường thế giới về nông sản nhưng hầu hết dưới dạng sản phẩm thô. Đây là những điểm nghẽn cần tháo gỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam.   

 

Bộ trưởng nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn tới của ngành nông nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị khép kín, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Thứ hai, tập trung phát triển thị trường cả trong nước và quốc tế, phát triển các kênh phân phối, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và VSATTP, từng bước xây dựng thương hiệu mạnh, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng.Thứ ba, kêu gọi và thúc đẩy khu vực tư nhân xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh phù hợp hơn với các nội dung của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mục tiêu phát triển chiến lược của Chính phủ. Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế và chính sách, cải cách hành chính, dịch vụ công, huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

 

Theo mard.gov.vn. Nguon AFACI


Hội nghị toàn thể ISG 2017: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu Hội nghị toàn thể ISG 2017: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông qua Chương...

10/ 10 - 3408 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 3497
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng