Theo thống kê của Bộ NN và PTNT, đến cuối năm 2017 diện tích cây điều cả nước là 337.143 ha, tăng 4.410 ha so với năm 2016. Về năng suất, trong giai đoạn 2008 - 2013, năng suất điều của nước ta luôn duy trì ở mức thấp, đạt dưới 1 tấn/ha. Về sản xuất, Việt Nam có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều, với tổng công suất thiết kế trên 1,4 triệu tấn hạt/năm. Tuy nhiên, số cơ sở chế biến nhỏ vẫn chiếm tới gần 70%. 


Về tiêu thụ điều nhân, Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 90 thị trường và vùng lãnh thổ và là một trong những "cường quốc" xuất khẩu hạt điều với giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Năm 2017, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD. Cùng với đó là việc hình thành một ngành công nghiệp chế biến điều, góp phần tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất cho gần 1 triệu dân.

Khó khăn lớn nhất của ngành điều hiện nay là phần lớn diện tích trồng điều phân bố ở vùng sâu, vùng xa; chưa được quan tâm đầu tư thâm canh, đặc biệt là tưới nước, quản lý sâu bệnh, bón phân; liên kết sản xuất và chế biến sâu còn hạn chế… 

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) nêu thực tế: “Sản phẩm chế biến sâu bày bán trong siêu thị của các nước châu Mỹ, châu Âu một kilogam có giá 25 - 30USD, trong khi sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn ba lần (chỉ từ 10 - 11 USD/kg). Ngành điều phải tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến xuất khẩu mới nâng cao được giá trị hạt điều trên thị trường thế giới.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sắp tới sẽ tập trung vào tái cơ cấu ngành, giữ nguyên 300 nghìn ha trồng điều như hiện nay và đẩy nhanh các giải pháp tăng năng suất lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tập trung phát triển cho từng tiểu vùng, từng loại giống phù hợp với địa phương để tăng năng suất và chất lượng; đầu tư, khuyến khích DN tập trung phát triển chế biến sâu, lựa chọn những DN có năng lực để đầu tư mũi nhọn. Tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, trong đó vai trò của DN chủ động liên kết với nhau, liên kết với nông dân đóng vai trò rất lớn. Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đặc biệt DN chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

Bộ trưởng Cường khẳng định, sau hội nghị này sẽ rà soát để hoàn thiện đề án tái cơ cấu từ quy mô đến định hướng sản xuất phát triển, tập trung cho bốn tỉnh trồng điều trọng điểm; xây dựng chính sách tập trung vào xã hội hoá để hỗ trợ cho DN và nông dân tái cơ cấu vườn điều, xoay quanh ba trục chính: nhà nước, DN và nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đi khảo sát dây truyền sản xuất điều tại Bình Phước

Trước đó chiều ngày 4/5, đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đã đi khảo sát dây truyền sản xuất, chế biến điều của Công ty TNHH SX-TM Phúc An (thị xã Phước Long, Bình Phước). Đây là doanh nghiệp nhiều năm liên tiếp dẫn đầu trong top những nhà sản xuất chế biến hạt điều số một của tỉnh Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty hiện đang xuất khẩu điều sang các nước như: Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, Trung Quốc…, trung bình một năm công ty sản xuất khoảng 30 nghìn tấn điều nguyên liệu. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn doanh nghiệp tiếp tục đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất, sản xuất chuyên sâu để nâng cao giá trị hạt điều.

BBT tổng hợp. Nguồn www.mard.gov.vn

 


Hội nghị phát triển ngành điều Việt Nam năm 2018 Hội nghị phát triển ngành điều Việt Nam năm 2018

Ngày 5/5, tại tỉnh Bình Phước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND...

10/ 10 - 3352 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1108
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng