ại hội thảo quốc tế phát triển bền vững cây sắn Việt Nam mới đây do UBND tỉnh Tây Ninh và Hiệp hội Sắn (khoai mì) Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến của các lãnh đạo ngành, diễn giả, doanh nghiệp (DN) đều tập trung tìm các giải pháp để nâng tầm giá trị của cây khoai mì từ vun trồng, chế biến đến xuất khẩu.

Tìm đầu ra ổn định cho cây khoai mì.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, diện tích trồng khoai mì tại Việt Nam đạt hơn 544.000 ha, năng suất khoai mì tươi bình quân đạt gần 18 tấn/ha và sản lượng đạt 9,74 triệu tấn. Hiện tại sản lượng khoai mì của Việt Nam tăng gấp 3,93 lần, năng suất tăng 2 lần so với năm 2000 nhưng so với một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, năng suất khoai mì của Việt Nam thuộc loại thấp nhất.

Ông Huỳnh Văn Quang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- cho biết, Tây Ninh có diện tích trồng mì đứng thứ hai Việt Nam nhưng sản lượng thu hoạch hàng năm cao nhất nước. Năm 2014, toàn tỉnh Tây Ninh có gần 50.500 ha trồng khoai mì, tổng sản lượng hơn 1,6 triệu tấn. Năm 2005, năng suất bình quân khoai mì trồng ở Tây Ninh đạt khoảng 24,7 tấn/ha, năm 2014 năng suất bình quân tăng lên, đạt 31,6 tấn/ha.

Cả nước hiện có 100 nhà máy chế biến khoai mì nhưng Tây Ninh đã có 72 nhà máy với tổng công suất thiết kế 5.391 tấn bột/ngày, trong đó có 1 nhà máy chế biến tinh bột cao cấp từ bột mì ướt với công suất 30.000 tấn bột/năm.

Các chuyên gia về nông nghiệp chỉ ra rằng, khoai mì Việt Nam hiện nay năng suất đạt thấp là do phần nhiều trồng trên đất bạc màu, đất cát trong khi khâu đầu tư lại thấp, nhiều giống khoai mì hiện đã thoái hoá nhưng chưa được thay thế giống mới năng suất cao.

Ông Nguyễn Văn Lạng- Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam- cho biết, cây khoai mì có giá trị kinh tế cao và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, mang về lượng ngoại tệ khá lớn. Muốn có nguồn lợi từ cây khoai mì, các DN cần đầu tư thêm cho khâu trồng, chế biến, bảo vệ môi trường và xuất khẩu.

Đại diện các DN chế biên khoai mì ở Tây Ninh cho biết, các nhà máy chế biến khoai mì ở Tây Ninh hiện nay nhiều nhưng đều có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu và hoạt động chủ yếu dưới dạng thủ công. Để tăng năng suất và tăng giá trị cho sản phẩm sau khi chế biến, các nhà máy cần được hợp tác đầu tư về cơ sở và có sự hỗ trợ về “đầu ra” cho sản phẩm.

Ông Trần Công Tự- nông dân chủ rãy khoai mì hơn 5 ha ở huyện Bến Cầu chia sẻ, muốn nâng giá trị của cây khoai mì lên và nông dân được thụ hưởng một phần trong giá trị này nhất thiết phải xây dựng mối liên kết giữa nhà máy chế biến với nông dân trồng mì, không thể cứ sống cảnh  “chợ chiều” mạnh ai nấy làm và tiến tới loại dần tình trạng ép giá người trồng khoai. Vấn đề tìm “đầu ra” cho sản phẩm khoai mì cũng được các diễn giả quan tâm, nhất là hoạt động buôn bán với thị trường Trung Quốc. Cụ thể khoai mì Việt Nam xuất đi Trung Quốc chiếm quá 2/3 sản lượng nhưng nhiều lô hàng lại đi qua đường tiểu ngạch nên giá trị mậu dịch thu thấp và rủi ro trong thanh toán cao.

Cây khoai mì đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiên nay nhưng nhiều địa phương vẫn còn tình trạng trồng, chế biến, thu mua dưới hình thức tự phát.

Tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ, nhiều năm qua cứ mỗi khi khoai mì có giá thì nông dân bỏ mía, ngô, đậu trồng khoai mì. Do trồng nhiều nhưng không nắm được “đầu ra” (sức mua trên thị trường và giá bán) nên đã có nhưng rẫy khoai mì ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước bỏ thối không thu hoạch. Ngay như thời điểm này, tại Tây Ninh giá khoai mì tươi đã rớt giá mạnh, làm cho nhiều hộ dân đứng ngồi không yên. Hiện tại giá khoai mì tươi chỉ còn trên dưới 2.000 đồng/kg, giảm 700 đồng /kg so với cùng kỳ này năm ngoái và luôn bị tư thương ép giá.

Theo Thế Vĩnh- Đức Long (nguồn: Báo Công thương)

 

 


Dồn lực cho cây khoai mì phát triển Dồn lực cho cây khoai mì phát triển

Tại hội thảo quốc tế phát triển bền vững cây sắn Việt Nam mới đây do UBND tỉnh Tây Ninh và Hiệp...

10/ 10 - 3339 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 3858
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng