Tại phiên thảo luận, GS.VS.TSKH.Trần Đình Long cho biết: Cây đậu đỗ, năm 2005 gieo trồng 204.000 ha, năng suất không tăng nhiều nhưng diện tích đến nay giảm 3 lần và chưa làm được theo chuỗi. Chúng ta cần tư duy chiến lược phát triển cây đậu đỗ; mục tiêu trồng đậu tương của Việt Nam không phải cho chăn nuôi; cây đậu tương chuyển gen không vào được Việt Nam vì dài ngày. Đậu tương ở Việt Nam phải theo hướng thực phẩm chức năng, với năng suất 2 tấn/ha nếu làm ra sữa đậu nành cho giá trị 400 triệu/ha. Giáo sư Long cũng cho biết đậu tương thực phẩm chức năng của Nhật hiện nay bán rất đắt. Nghiên cứu sản xuất theo chuỗi sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên hàm lượng protein trong đậu tương của Việt Nam rất cao còn giống của Mỹ chỉ để ép dầu nên hàm lượng Protein thấp. Bên cạnh đó, Giáo sư nhấn mạnh chúng ta nghiên cứu đậu tương theo hướng phục vụ con người, đậu tương hữu cơ để từ đó quy hoạch vùng sản xuất, cơ giới hóa, cơ cấu giống và đầu tư cơ bản cho công nghệ sau thu hoạch, chế biến.

Do đội ngũ các nhà khoa học hiện nay phân tán nên chưa thể đưa ra được những giải pháp hữu ích, chính vì vậy các nhà khoa học phải ngồi lại với nhau, các nhóm nghiên cứu phải tập hợp lại để cùng nhau đưa ra những ý tưởng, định hướng cho phát triển trong tương lai. Ngoài ra việc liên kết giữa Viện nghiên cứu với các doanh nghiệp còn rất yếu. Hiện nay giống của các công ty tiến rất xa, các công ty cũng thành lập các nhóm nghiên cứu rất mạnh.

Hội nghị cũng được nghe những ý kiến tham luận, đánh giá về những điểm mạnh yếu và gợi ý những định hướng về phát triển cây lương thực, cây đậu đỗ và lúa lai của các chuyên gia đầu ngành như TS. Nguyễn Thị Chinh, TS. Đào Huy Chiên, GS.TS Nguyễn Thị Trâm…

Tiếp thu những ý kiến góp ý của các chuyên gia, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết: Hiện nay VAAS đang tham gia thực hiện và chủ nhiệm tổng 102 nhiệm vụ, trong khi nguồn kinh phí còn hạn chế, thiếu chuyên gia, thiếu nghiên cứu cơ bản, vì vậy đã không hình thành được mạng lưới nghiên cứu. GS.TS Nguyễn Hồng Sơn cũng đưa ra giải pháp cho ngành trong thời gian tới là phải có định hướng ưu tiên, đánh giá toàn diện và tổ chức lại hệ thống nghiên cứu theo chuỗi giá trị, giải quyết từng nút thắt.

Tổng kết Hội nghị, thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị:

- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tiếp thu các đóng góp quý giá của các chuyên gia.

- Đánh giá lại kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu là rất quan trọng, tuy nhiên cần đánh giá lại để đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đưa ra những sản phẩm tốt hơn, phù hợp với chuyển đổi cơ cấu, giá cả theo cơ chế toàn cầu.

- Định hướng các nghiên cứu cho phù hợp.

- Vấn đề về con người: Lực lượng kém hơn, không có chuyên gia đầu ngành.

- Đặt hàng theo hướng mới, cơ sở vật chất kém.

- Xem lại vai trò của các Cục, Vụ.

- Đầu tư một cách hệ thống:

1. Cần nhìn lại kết quả 10 năm qua một cách thực chất, sát thực tiễn.

2. Mở rộng cây vụ đông gấp đôi so với các năm, do dịch Covid-19.

3. Đặt rõ mục tiêu, định hướng và đưa ra các giải pháp.

4. Đề xuất chung và thành lập các nhóm chuyên gia.

5. Cần sốc lại đội ngũ nghiên cứu về CCC và đậu đỗ.

6. Ưu tiêu tập trung cơ sở cho VAAS.

7. Chính sách khuyến nông như thế nào?

8. Bản chất của phối hợp phải xem rõ, yêu cầu cụ thể về kinh phí.

 

Nguồn VAAS. 


Định hướng phát triển cây có củ, cây đậu đỗ và lúa lai Định hướng phát triển cây có củ, cây đậu đỗ và lúa lai

Sáng ngày 18 tháng 5 năm 2020, tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra cuộc họp “Định...

10/ 10 - 3357 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 6028
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng