Ngày 4/5/2018, tại Đà Nẵng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ”.

Theo TS. Hồ Huy Cường, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dù đối tượng cây trồng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đa dạng nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất còn thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân cơ bản là do giống sử dụng trong sản xuất vẫn còn hạn chế về khả năng chống chịu sâu bệnh hại và độ đồng đều của sản phẩm sau thu hoạch (đặc biệt là rau, quả) chưa cao. Chính vì vậy, việc tiến đến sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Công nghệ lai tạo giống cây trồng có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ là các hướng được ưu tiên lựa chọn trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đà Nẵng, đối với lúa, ngô, các mô hình sản xuất hướng hữu cơ trên cây lúa, sản xuất thử nghiệm giống ngô lai chịu hạn LVN 5885, ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong trồng trọt,... đang được triển khai ở Đà Nẵng và bước đầu đã đạt được kết quả khá tích cực. Đến nay, đã xây dựng được 06 vùng trồng lúa hướng hữu cơ, diện tích gần 140 ha và tiếp tục nhân rộng. Đối với cây ăn quả, hiện nay, các dự án trồng bưởi Da Xanh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang đang được tập trung hỗ trợ, với mục tiêu là lấy doanh nghiệp làm hạt nhân để triển khai các dự án khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, làm tiền đề để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp hiện đại.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh, thành phố ưu tiên tập trung về nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm, sản xuất các giống cây trồng. Ứng dụng các công nghệ chọn tạo giống như: tạo giống ưu thế lai F1, chiếu xạ gây đột biến, nuôi cấy mô tế bào thực vật (invitro), công nghệ chuyển gen, chỉ thị phân tử... Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng bộ sưu tập nguồn gen như Hoa lan, hoa nền, kiểng lá và dược liệu. Gồm 360 mẫu giống hoa lan các loại (lan rừng Việt Nam và lan ngoại nhập), 124 mẫu giống kiểng lá, 77 mẫu giống hoa nền, 100 mẫu giống dược liệu, trong đó có nhiều mẫu giống quý hiếm, phục vụ công tác bảo tồn, lai tạo giống mới và nhân giống cho sản xuất.

Tại Diễn đàn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã đưa ra một số giải pháp đối với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như sau:

-   Rà soát tiềm lực các phòng thí nghiệm sinh học phân tử ở các Viện và Trường Đại học trong vùng có nhiệm vụ chọn giống cây trồng mới để nâng cấp đầu tư chuyên sâu theo hướng ứng dụng chỉ thị phân tử để phát hiện các gen mong muốn trong lai tạo giống.

-   Thống kê các phòng nhân giống invitro ở các tỉnh/thành toàn vùng, đào tạo và chuyển giao công nghệ nhân giống invitro cho các đối tượng cây trồng chủ lực hiện có trong vùng để làm cơ sở nhân nhanh các giống cây trồng theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật phục vụ sản xuất ở quy mô lớn và đồng bộ.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ để nông dân chuyển đổi từ tập quán sử dụng phân vô cơ trong canh tác sang ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo T.Hiền, nguồn .mard.gov.vn


Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ”

...

10/ 10 - 3455 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2347
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  3
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng