Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng đậu xanh tươi tốt, trĩu quả của mình, anh Thành cho rằng, nếu biết đến mô hình này sớm thì những ruộng lúa bên cạnh của gia đình anh cũng đã chuyển qua canh tác cây đậu xanh. Bởi so với cây lúa thì cây đậu trong mô hình phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Anh Thành là 1 trong hơn 30 hộ dân ở xã Bình Tú được hợp phần 3, Dự án WB7 hỗ trợ giống đậu xanh và tập huấn kỹ thuật để canh tác. Đa phần, diện tích đậu xanh CSA ở xã Bình Tú trước đây người dân trong vùng sử dụng để trồng lúa nhưng không chủ động được nước tưới nên kém hiệu quả. Thế nhưng, khi chuyển đổi qua trồng loại cây này không những tránh được sự lãng phí đất nông nghiệp mà còn giúp bà con tăng thêm thu nhập.

Anh Thành cho biết, đánh giá qua ruộng đậu xanh mô hình nhà mình thì năng suất có thể đạt được khoảng trên 50kg/sào. Với giá bán trên thị trường hiện khoảng 35.000 đồng/kg thì tính ra mỗi sào mang lại cho gia đình anh thu nhập từ 1,8 - 2 triệu đồng.

Trong khi đó, nếu như trước đây, cũng diện tích 1 sào này mà canh tác lúa thì hiệu quả vô cùng thấp. Đặc biệt là trong vụ hè thu, do không chủ động được nguồn nước nên thường ruộng lúa thường xuyên đối mặt với khô hạn. Không đủ nước khiến cho cây phát triển kém. Cao nhất cũng chỉ cho lãi trên dưới 200.000 đồng/sào thậm chí chỉ vừa đủ vốn.

“Ngoài hiệu quả về kinh tế cao hơn trồng lúa thì mô hình đậu xanh CSA này cũng còn có nhiều ưu điểm khác. Thứ nhất là canh tác rất dễ, chi phí sản xuất cũng rất thấp. Từ khi xuống giống đến nay thì mỗi sào tôi chỉ bón khoảng 200 kg phân chuồng và 3kg phân NPK. Cây đậu xanh cũng cần ít nước hơn so với cây lúa nên rất phù hợp với đồng ruộng này”, anh Thành nói.

Cũng theo anh Thành, qua theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của ruộng đậu xanh mô hình, anh nhận thấy cây không hề bị nhiễm bất kỳ một loại sâu bệnh nào nên cũng giảm đi rất nhiều chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cũng giống như Thành, vụ sản xuất năm nay gia đình bà Nguyễn Thị Vân (trú tổ 2, thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú) cũng được hợp phần 3, dự án WB7 hỗ trợ giống đậu xanh để canh tác. Vừa thu hoạch đậu trên ruộng, bà Vân cho rằng, chưa bao giờ bà thấy cây đậu xanh đạt năng suất như năm nay. Không những cây cho nhiều quả, hạt chắc mà còn rất sạch sâu bệnh.

“Trước đây, 2 sào ruộng lúa này của tôi không đủ nước nên gia đình chuyển qua trồng các loại cây trồng khác như dưa gang, lạc và mè. Đến vụ này, được dự án hỗ trợ mô hình đậu xanh CSA, tôi tham gia và bây giờ cây đã cho thu hoạch, năng suất rất đạt.

Trong khi đó, cây đậu xanh trong mô hình nhà tôi từ lúc trồng đến nay không tốn nhiều chi phí, thời gian chăm sóc. Ước tính vụ này gia đình tôi có thêm nguồn thu khoảng hơn 2 triệu đồng từ cây đậu xanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình”, bà Vân chia sẻ.

Ông Hồ Ngọc Quảng, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Thăng Bình cho biết, huyện này có khoảng 7.300 ha sản xuất lúa trong đó có 230ha không chủ động được nguồn nước nên cây lúa canh tác kém hiệu quả. Một trong số diện tích này huyện đã bố trí trồng cây đậu xanh theo mô hình CSA.

“Cây đậu xanh cũng là loại cây trồng quen thuộc với bà con nông dân nên họ cũng cơ bản đã nắm được cách canh tác loại cây này. Trước khi thực hiện mô hình, Trung tâm cũng đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn thêm kỹ thuật cho bà con. Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả qua cây đậu xanh CSA vụ vừa qua được bà con đánh giá cao”, ông Quảng nói.


Đậu xanh trên đất lúa, mô hình nông nghiệp thông minh Đậu xanh trên đất lúa, mô hình nông nghiệp thông minh

Đậu xanh trồng trên đất lúa không chủ động nguồn nước, là mô hình nông nghiệp thông...

10/ 10 - 3356 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 851
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng