Cây điều dần lấy lại vị thế

Kỹ sư Nguyễn Văn Đẩu, phụ trách nhóm chuyên gia của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) hướng dẫn nông dân thực hiện ghép cải tạo vườn điều, cho biết: Xã An Viễn trước đây có trên 1.500 ha điều, nhưng do bị cạnh tranh gay gắt của cây mì, cao su nên diện tích giảm xuống còn 1.200 ha.

Tuy nhiên, gần đây cao su mất giá nên nhiều diện tích trồng mới cao su (cây to bằng cổ tay) được nông dân đưa cây điều vào để trồng xen.

“Nếu cây cao su cứ tiếp tục mất giá như hiện nay, rất có thể cây điều sẽ dần thay thế cao su và diện tích sẽ tăng lên trong thời gian tới”, kỹ sư Đẩu nhận định.

Hiện cây điều đã được nhiều địa phương coi trọng đầu tư và đang dần lấy lại vị thế của mình tại nhiều vùng trọng điểm như Bình Phước (khoảng 182.000 ha), Đồng Nai (khoảng 50.000 ha), Lâm Đồng (khoảng 25.000 ha)… Rất nhiều nông dân đã quyết tâm quay lại với cây điều.

Theo các chuyên gia ngành điều, trước đây nông dân quên nó, thiếu đầu tư thì cây điều cho trái ít. Giờ quan tâm, đầu tư nhiều thì chắc chắn nó sẽ cho trái nhiều. Đơn giản như nông dân chỉ cần quan tâm đến phòng trừ bọ xít muỗi, sâu đục thân thì đã tăng năng suất lên 30%. Tại nhiều địa phương, mô hình điều năng suất cao 4 - 5 tấn/ha giờ có khá nhiều, Vinacas đang phối hợp với các địa phương tìm cách nhân rộng ra trên cả nước, bắt đầu từ phương pháp ghép cải tạo vườn.

Theo Vinacas, qua khảo sát tại Bình Phước, các hộ trồng điều giỏi có năng suất bình quân 2,5 tấn/ha, nếu diện tích 5 ha thì tổng thu nhập từ vườn điều có thể trên 300 triệu đồng/năm, cao hơn một số cây khác vì chi phí đầu tư cho vườn điều thấp, chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha/năm kể cả cây giống. Vì thế, việc Vinacas quyết tâm giúp nông dân đẩy mạnh cải tạo vườn điều nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán hạt điều; nâng cao hiệu quả đầu tư SX và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hạt điều; góp phần tăng thu nhập đáng kể cho bà con nông dân và phát triển bền vững ngành điều Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Rung, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Viễn cho biết: Thuận lợi lớn nhất là mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đầu tư trong vòng 7 năm xây dựng vùng nguyên liệu điều tại 7 xã. Trong đó, những hộ tham gia tổ hợp tác SX điều sẽ được hỗ trợ phân bón, trồng mới, kỹ thuật ghép cải tạo vườn… Ngoài ra, xã An Viễn cũng sẽ tiến hành thực hiện “cánh đồng điều lớn”, tập hợp hàng trăm hộ trồng điều cùng giúp đỡ nhau thực hiện cải tạo vườn điều, đưa năng suất và chất lượng lên cao.

Liên kết nông dân trồng điều

Ông Đường Minh Giang, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp An Viễn cho biết: Việc thực hiện “cánh đồng điều lớn” đang được xúc tiến, do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện. Theo dự thảo, sẽ có 347 hộ nông dân trên địa bàn xã An Viễn tham gia “cánh đồng điều lớn” với tổng diện tích ban đầu là 568 ha, trong đó dự trù diện tích tái canh và cải tạo giai đoạn 2015-2021 là 528 ha. Tổng diện tích thu hoạch lũy kế đến năm 2021 là 732 ha.

Theo đó, nông dân sẽ được ngành nông nghiệp cung cấp, hướng dẫn sử dụng giống điều uy tín có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đã được Bộ NN-PTNT công nhận phù hợp với địa bàn Đồng Nai, nhằm thay thế các giống cũ có năng suất thấp. Đồng thời, vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và bón các loại phân cân đối đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, thực hiện công việc tỉa cành tạo tán,… Ngoài ra, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng điều có hiệu quả cao, mô hình trồng xen điều với ca cao, mô hình tưới nước tiết kiệm... sẽ được đẩy mạnh.

Mục tiêu trong thời gian tới là giúp nông dân có thu nhập tổng hợp từ điều và các cây trồng xen đạt trung bình 120 triệu đồng/ha

Theo MINH HÀO. NNVN


Cánh đồng điều lớn Cánh đồng điều lớn

Xã An Viễn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai sẽ là nơi tiên phong thực hiện “cánh đồng điều lớn”,...

10/ 10 - 3322 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1754
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng