Chiến lược xác định các ưu tiên về kinh tế, đổi mới sáng tạo và an ninh là những nội dung mang lợi ích lớn nhất cho cả hai quốc gia và giúp tối ưu hóa các mối quan tâm chung.

Phát biểu trong lễ công bố chiến lược, Bộ trưởng Ruston khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng và phát triển nền tảng cho quan hệ nông nghiệp giữa hai nước trong suốt 40 năm thông qua quá trình hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước”.

Theo bà Ruston, nền tảng này đã mang đến nhiều cơ hội to lớn để quan hệ nông nghiệp của hai nước có điều kiện mở rộng và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối tác nông nghiệp Việt Nam-Australia là bổ sung cho nhau. Australia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô được chế biến và tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam. Kỹ thuật công nghệ của Australia được sử dụng trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng an toàn của sản phẩm.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick khẳng định “Quan hệ nông nghiệp của Australia với Việt Nam lồng xuyên suốt trong các trụ cột chính của quan hệ song phương giữa hai nước - đó là kinh tế, đổi mới sáng tạo và an ninh”.

Australia nhập khẩu ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, gồm thủy sản, đậu phộng (lạc), trái cây nhiệt đới, hàng gỗ thành phẩm.

 
Theo Hoàng Hạnh - chinhphu.vn

Australia công bố chiến lược nông nghiệp tại Việt Nam  Australia công bố chiến lược nông nghiệp tại Việt Nam

Ngày 24/8, tại Cần Thơ, Thượng Nghị sĩ Anne Ruston, đồng Bộ trưởng phụ trách Nông nghiệp và Tài...

10/ 10 - 3357 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 22194
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng