Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp khối G20 với thông điệp kêu gọi thúc đẩy nông nghiệp toàn cầu bền vững bằng trí tuệ nhân tạo, robot và máy bay không người lái.
Robot ba lô- sáng chế của Đại học Nông nghiệp Tokyo
Chi tiết
Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, Bộ NN-PTNT, các viện nghiên cứu và địa phương đang tích cực xây dựng và triển khai Chương trình giống chủ lực cho ĐBSCL.
Chi tiết
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) thông báo tuyển dụng công lao động kỹ thuật, và công lao động phổ thông để thực hiện dự án "Sản xuất giống sắn" tại Đồng Nai
Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 06/03/2019 - 03/04/2019
Chi tiết
Hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng nông sản nằm trong top tỷ USD rủ nhau lao dốc. Nhiều mặt hàng nông sản trong nước giảm giá mạnh, bế tắc đầu ra, chờ giải cứu.
1. Nông sản xuất khẩu giảm mạnh
2. Bế tắc đầu ra, chờ giải cứu
Chi tiết
Thời điểm này, cây điều bắt đầu ra hoa, đậu trái thì xảy ra mưa trái mùa, lại thêm cơn bão số 1 hoành hành, mưa diện rộng, thời tiết thất thường tạo điều kiện cho bọ xít muỗi phát triển, nhiều vườn điều ở Bình Phước nguy cơ thiệt hại nặng.
Cây điều bị khô bông khi gặp mưa trái mùa
Chi tiết
Ngay sau tết âm lịch năm 2017, người dân trồng điều ở các huyện Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng phát hiện cả vườn điều bị khô toàn bộ lá, có những vạt đồi, sườn núi không còn cây nào màu xanh.
Hoa điều và quả non bị khô, giảm năng suất
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đầu năm 2017 ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên xuất hiện mưa trái mùa kéo dài, nhiều nơi 2 - 3 tháng có mưa liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, thụ phấn của cây điều. Bọ xít muỗi là loài dịch hại phổ biến, gây hại nhẹ trên cây điều trong thời kỳ cây ra chồi, lá non, ra hoa đậu quả. Tuy nhiên trong điều kiện trời âm u, ẩm độ cao kéo dài như vậy bọ xít muỗi đã phát sinh rất mạnh.
Chi tiết
Thứ hai, 10-12-2018 | 08:21:57
|
Trong tháng 11/2018 xuất khẩu sắn ước đạt 39 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD, tăng 79,5% về lượng và tăng 218,9% về trị giá so với tháng 10/2018;
Bộ Công Thương cho biết, do ảnh hưởng của bệnh khảm lá bùng phát trên diện rộng, năng suất cây sắn giảm mạnh. Giá sắn nguyên liệu tại các vùng ở mức cao ngay từ đầu vụ do sản lượng giảm. Theo dự đoán, nguồn cung sắn lát của Việt Nam năm nay sẽ thấp hơn với cả sắn nội địa lẫn nhập khẩu từ Campuchia. Ngoài ra, sắn trồng 2 năm tại khu vực Tây Nguyên đã hết, nên sắn lát vụ mới của Việt Nam năm nay sẽ có muộn hơn ít nhất 1 tháng so với cùng kỳ hàng năm. Nguồn cung sắn nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn tại Tây Nguyên và Tây Ninh trong niên vụ 2018-2019 sẽ vẫn tiếp tục khó khăn khi giá thiết lập ngay từ đầu vụ đã ở mức trên dưới 3.000 đồng/kg, cao hơn tới 1.300-1.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2017. |
Chi tiết
Đó là vấn đề được đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia bàn bạc, thảo luận và tìm hướng giải quyết tại hội nghị khoa học “Sử dụng bền vững tài nguyên đất ở ĐBSCL năm 2018” vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.
Theo thống kê ĐBSCL hiện có hơn 4 triệu ha đất. Trong đó, 2,6 triệu ha đất nông nghiệp. Từ đó tạo ra nguồn nông sản chủ lực cho cả nước. Đất được xem là nền tảng của nông nghiệp bền vững. Nếu đất bị suy thoái thì nông nghiệp dễ bị lung lay. Từ đó cần phải có biện pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất để sử dụng lâu dài.
PGS.TS Trần Kim Tính, ĐH Cần Thơ cho rằng, đất nông nghiệp ĐBSCL hiện rất nghèo dinh dưỡng. Ai cũng nhìn thấy rõ vấn đề này nhưng thực tế vẫn chưa giải quyết được. Chất hữu cơ có vai trò làm tăng khả năng giữ dinh dưỡng của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên thực tế nhìn nhận chất hữu cơ trong đất hiện tại rất hạn chế. Chất hữu cơ trong đất không còn nữa, làm mất đi vai trò của nó...
Hiện nay người dân sử dụng quá nhiều thuốc BVTV và phân bón hóa học dẫn đến đất mất dinh dưỡng, cây trồng dễ bị bệnh vàng lá, cháy lá, sâu hại tấn công... Kỹ thuật bón phân có rất nhiều vấn đề...", ông Tính nói.
Từ những thực tế trên, các nhà khoa học cần tìm ra biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo dinh dưỡng của đất. Đồng thời khuyến cáo cách thức gieo trồng, bón phân hợp lý, sử dụng đất đúng cách để người dân hiểu và thực hiện. Từ đó mới chung tay giữ gìn sự bền vững của tài nguyên đất.
Nguồn Nông nghiêp.vn
Chi tiếtTrung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức diễn đàn “Giải pháp phòng chống bệnh khảm lá trên cây mì”.
Mì nhiễm khảm lá
Bệnh virus khảm lá khoai mì là bệnh nguy hiểm và là đối tượng dịch hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp quản lý bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất và chế biến khoai mì. Bệnh có khả năng lây lan nhanh từ vùng này qua vùng khác, qua hom giống và các bộ phận khác của cây mì, qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng, chúng có khả năng di chuyển nhờ gió đến 7km. Virus đang tồn tại trong cây khoai mì bị nhiễm bệnh và trong bọ phấn trắng là nguồn lây lan sang vùng trồng khoai mì khác thuộc Tây Nguyên, Đông Nam bộ… gây ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng khoai mì, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu khoai mì của Việt Nam.
Chi tiếtSáng nay, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã khai mạc Hội nghị Điều quốc tế lần thứ 10 – 2018 (6-7/10/2018).
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác điều giữa Vinacas và ngành điều các nước
Tới tham dự có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các hiệp hội thực phẩm, hiệp hội điều, hiệp hội xúc tiến thương mại … của các nước trồng, chế biến, tiêu thụ điều, và hàng trăm doanh nhân ngành điều trong nước và quốc tế.
Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4/2008, Hội nghị Điều quốc tế là sự kiện XTTM quốc gia thường niên và quan trọng nhất của ngành điều Việt Nam. Hội nghị nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, xúc tiến xuất khẩu, xây dựng và củng cố mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa các DN ngành điều Việt Nam và quốc tế.
Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas, năm 2017, ngành điều Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi bật với kim ngạch XK đạt kỷ lục 3,62 tỷ USD, xếp trên các mặt hàng nông sản chủ lực khác như rau quả, cà phê, gạo, cao su và hồ tiêu. Nhân điều Việt Nam chiếm trên 60% thị phần nhân điều XK toàn cầu. Qua đó, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về XK điều trên thế giới trong suốt 12 năm qua.
Đại biểu nước ngoài tham quan một gian hàng hạt điều Việt Nam
Tuy nhiên, trong năm 2018, sau chu kỳ tăng trưởng dài 2011-2017, ngành điều toàn cầu đã có những điều chỉnh nhẹ, cùng với những biến động của tình hình kinh tế thế giới, sản xuất và kinh doanh điều ở Việt Nam không tránh khỏi ngoại lệ và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Vinacas đã để ra chủ trương “Giảm lượng, tăng chất”.
Tại Hội nghị Điều quốc tế lần thứ 10 – 2018, Vinacas sẽ cùng các DN chế biến, XNK điều của Việt Nam và cộng đồng người mua, nhà NK, phân phối, chiên rang, siêu thị trên toàn thế giới sẽ cùng nhau thông tin, phân tích, đánh giá và định hướng phát triển cho ngành điều thế giới giai đoạn sắp tới, với mục tiêu chung là tất cả các bên tham gia chuỗi giá trị điều toàn cầu cùng có lợi, đem lại sự ổn định, công bằng và hiệu quả về sản xuất, kinh doanh của tất cả các DN.
Theo THANH SƠN, Nguồn Nong nghiep.vn
Chi tiếtMấy năm gần đây, cây điều Bình Phước liên tục hứng chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường, khiến cả hệ thống chính trị của tỉnh Bình Phước phải đồng loạt ra quân, giải cứu cây điều.
Ông Lê Đào Thanh Hải (Bên phải), Phó Chủ tịch UBND xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập đang đi kiểm tra tình trạng sâu đục thân tại vườn điều nhà ông Điểu Lơn
Năm 2018 này, câu điều lại tiếp tục đối mặt với tình trạng sâu đục thân tấn công cây điều dẫn đến giảm năng suất và chết cây dần.
Chi tiết
Hiện nay, tình hình sâu bệnh hại sắn trở nên rất phức tạp tại vùng thâm canh và có nguy cơ lan rộng sang vùng khác.
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) - cây trồng lấy củ, là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Phi. Ở Việt Nam, cây sắn đã và đang trở thành cây công nghiệp mang tính hàng hóa cao như công nghiệp chế biến tinh bột, công nghiệp thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel)...
Bệnh khảm lá sắn hoành hành dữ dội tại Tây Ninh
Sắn là một trong rất ít cây trồng được ưu tiên phát triển theo tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ NN-PTNT. Tổng sản lượng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm của cây sắn Việt Nam từ năm 2011 - 2016 đã vượt trên 1 tỷ USD/năm. Diện tích trồng sắn gần đây cũng tăng đáng kể: Năm 2016 đạt 569,9 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 19,2 tấn/ha, cho sản lượng 10,9 triệu tấn/năm.
Hiện nay, tình hình sâu bệnh hại sắn trở nên rất phức tạp tại vùng thâm canh và có nguy cơ lan rộng sang vùng khác. Đáng kể là rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng, bệnh thối củ; đặc biệt là bệnh khảm lá sắn (CMD). Bệnh xuất hiện và lan truyền rất nhanh chóng, trở thành dịch hại rất nguy hiểm của các vùng trồng sắn phía Nam.
Chi tiếtKhi Julimar Pansera, 50 tuổi, mua mảnh đất ở bang Tocantins, nó bị bao phủ bởi các cây ăn quả, bụi cỏ, đôi chỗ là những cây cọ cao vút. Pansera đã chặt, nhổ gần như toàn bộ những cây này, châm lửa đốt chúng và bắt đầu trồng đậu tương.
Trong nhiều thập kỷ qua, ông cùng nhiều người khác trong vùng đã tàn phá diện tích rừng còn lớn hơn cả Hàn Quốc.
Chi tiết
Trong vòng một thời gian ngắn, Bộ NN-PTNT đã phải tổ chức mấy hội nghị về phòng chống bệnh khảm lá sắn ở các tỉnh phía Nam, mà mới nhất là hội nghị tại TP.HCM vào ngày 28/8.
Điều này cho thấy việc phòng chống bệnh khảm lá sắn đang hết sức cấp bách.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh
Tính đến ngày 20/8, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn (diện tích cộng dồn) ở 10 tỉnh, TP nêu trên là 36.136,3ha (tăng 30.283,6ha so với năm 2017). Trong đó, tỷ lệ gây hại < 30% là 16.242,7ha; từ 30-70% là 11.800,9ha; >70% là 8.092,7ha. Một số diện tích bị bệnh quá nặng, không có khả năng cho năng suất đã được tiến hành tiêu hủy (242,1ha).
Có thể nói, tốc độ lây lan của bệnh khảm lá sắn đang rất nhanh. Những nguyên nhân chính của sự lây lan mạnh này là không kiểm soát được nguồn hom giống sắn; giá sắn cao trong khi mức hỗ trợ tiêu hủy lại quá thấp (do sắn hiện vẫn chỉ được coi là cây lương thực) nên nông dân không muốn tiêu hủy; nhiều vườn sắn chủ vườn là người từ nơi khác đến địa phương thuê đất trồng sắn nên không liên hệ được với chủ vườn để vận động, yêu cầu tiêu hủy hoặc chủ vườn không muốn tiêu hủy…
Ông Nguyễn Duy Ân, PGĐ Sở NN-PTNT Tây Ninh, cho hay, có một nghịch lý là dù tỉnh này đang bị nhiễm khảm lá sắn trên gần như toàn bộ diện tích (96,5% diện tích trồng sắn bị nhiễm), nhưng người trồng sắn lại đang có lợi nhuận tốt hơn so với trước khi bị bệnh. Sở dĩ co điều đó là vì sắn ở Tây Ninh vốn cho năng suất cao, sản lượng lớn. Từ khi bị dịch bệnh khảm lá sắn, năng suất, sản lượng sắn ở Tây Ninh giảm nhiều, khiến cho giá sắn tăng cao, hiện vào khoảng 3.300-3.500 đ/kg. Với giá sắn cao như vậy, trên những ruộng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, dù năng suất bị giảm nhiều, nhưng lượng sắn thu hoạch được vẫn cho người nông dân có khoản thu nhập tốt hơn nhiều so với số tiền được hỗ trợ nếu chấp nhận tiêu hủy.
Chi tiếtTrong những năm qua, lượng glyphosate sử dụng ở Việt Nam rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn. Chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ.
Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất glyphosate phần lớn đều do Monsanto phân phối cho các doanh nghiệp khác
Chi tiết![]() |
![]() |
![]() |
![]() |