Thông tin cập nhật

Không tăng sản lượng nông nghiệp để tránh ảnh hưởng thu nhập

Không tăng sản lượng nông nghiệp để tránh ảnh hưởng thu nhập

Nói về nguyên nhân của việc tăng chậm lại trong ngành nông nghiệp trong phiên họp Chính phủ tổ chức ngày 29/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, hạn hán và thị trường là hai vấn đề lớn. 

Cụ thể, theo Bộ trưởng, trong lĩnh vực trồng trọt, vụ Đông Xuân cho sản lượng giảm khoảng 160.000 tấn so với cùng kỳ khiến sự đóng góp của ngành bị hạn chế.

Chi tiết
Công nghệ sinh học đang phát huy hiệu quả

Công nghệ sinh học đang phát huy hiệu quả

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, với 214 đề tài, Chương trình Công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp đã đem lại nhiều kết quả cụ thể, thúc đẩy SXNN.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải làm rất nhiều việc để ngành CNSH nông nghiệp tiến kịp khu vực và thế giới. Ra lò sản phẩm tiêu biểu Tại Hội nghị Phát triển nghiên cứu ứng dụng CNSH trong nông nghiệp diễn ra vào cuối tuần qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền nông nghiệp nước ta phải chuyển hẳn sang nền nông nghiệp SX hàng hóa có sức cạnh tranh quốc tế. Đó là một mệnh lệnh và ứng dụng CNSH được coi là giải pháp hữu hiệu để làm được điều đó. Vậy, qua 9 năm triển khai Chương trình nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, chúng ta đã làm được gì? Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NN-PTNT), cho biết: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, thông qua Chương trình đã ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và chọn tạo được các giống lúa mang gen thơm, kháng sâu/bệnh như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, chịu hạn; giống ngô lai đơn chịu hạn; giống cam quýt; giống hoa... Đồng thời tạo được nhiều chế phẩm sinh học trong BVTV, phân bón, cải tạo đất, xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi, vắc xin... có hiệu quả trong SX. Đối với chăn nuôi, việc ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử đã xác định được các nguồn di truyền mang gen hữu hiệu phục vụ công tác lai, chọn tạo giống bò, lợn, gà; đã ứng dụng công nghệ sinh sản để nghiên cứu nâng cao hiệu quả sinh sản, sản lượng sữa trên bò, công nghệ bảo quản tinh dịch lợn. Trong lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2007- 2014, các đàn tôm sú, tôm chân trắng chọn giống đã được nuôi đánh giá tăng trưởng ở các vùng địa lý khác nhau cho kết quả tốt... Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia hàng đầu về XK lúa gạo, nhưng PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp lại buồn vì nước nhà chưa có một thương hiệu gạo nào nổi tiếng trên thế giới. Nguyên nhân bởi đối tượng nghiên cứu của chúng ta quá dàn trải và chạy đua về số lượng, trong khi những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với những điều kiện bất lợi lại không được tập trung nghiên cứu. Năm 2015, sau 10 năm phát triển hành lang pháp lý cho việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, việc đưa một số giống cây trồng biến đổi gen (ngô) vào SX được coi là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa giúp nông dân Việt Nam tiếp cận gần hơn với các giải pháp công nghệ và canh tác tiên tiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sản phẩm ứng dụng thực tiễn của Chương trình chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp GS. TS Bùi Chí Bửu chia sẻ: Tiền đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta ít quá, thua Philippines 7 lần, thua Thái Lan 10 lần. Với nguồn tiền eo hẹp như vậy, chúng ta chỉ có thể đi sâu nghiên cứu trọng điểm thì mới tạo ra được những sản phẩm tốt. Nối mạch ý kiến trên, PGS. TS Nông Văn Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) lấy ví dụ: Trên thế giới, để tạo ra được một giống cây biến đổi gen, chi phí đầu tư nghiên cứu có thể lên tới 50-100 triệu USD, nhưng một đề tài nghiên cứu tạo giống ngô chuyển gen của ta chỉ được hỗ trợ 3-5 tỷ đồng thì chẳng khác nào muối bỏ bể. Trả lời những câu hỏi của Bộ trưởng Cao Đức Phát, rằng liệu chúng ta có thể đi tắt đón đầu về CNSH, như lĩnh vực công nghệ thông tin được không? Và nếu câu trả lời là có thì chúng ta phải làm như thế nào?, GS. TS Bùi Chí Bửu, thẳng thắn: "Chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Nguồn lực để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đó là đội ngũ trí thức mà Bộ NN-PTNT đã cử đi đào tạo ở nước ngoài (tổng số 250 người) về lĩnh vực CNSH. Tôi tiếp xúc với những người này và thấy họ rất giỏi. Vấn đề là phải làm sao để họ có môi trường làm việc tốt, được trang bị những trang thiết bị hiện đại để tạo ra sản phẩm tốt". Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình CNSN trong nông nghiệp với 214 đề tài, chúng ta đã đạt được những kết quả cụ thể, đặc biệt là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Với việc cử 250 cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, sự hiểu biết của chúng ta về CNSH đã được nâng lên nhiều. Chúng ta cũng đã xây dựng và nâng cấp được 13 phòng thí nghiệm với các thiết bị máy móc hiện đại, qua đó tăng cường năng lực nắm bắt và bước đầu ứng dụng CNSH vào lĩnh vực chọn tạo giống, SX chế phẩm sinh học, vắc xin… Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận định, những kết quả chúng ta đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng CNSH trong nông nghiệp của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. So với mặt bằng chung của các nước trong khối Asean, chúng ta chỉ được xếp loại ở mức trung bình thấp. Trong thời gian tới, cần tạo ra cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút sự quan tâm và đầu tư của toàn xã hội, đặc biệt là các DN vào lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong SXNN.

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Lương hơn 14 triệu, bộ trưởng sống bằng gì?

Lương hơn 14 triệu, bộ trưởng sống bằng gì?

Công chức bình thường cho đến bộ trưởng đều là con người mà lương không đủ sống thì phải tìm cách để sống.

Lương bộ trưởng hơn 14 triệu đồng sống cũng khó khăn, vậy phải sống dựa vào cái gì là chính? Đại biểu QH, báo chí lên tiếng về vấn đề này đều đúng. Bộ trưởng đã vậy, công chức phải sao đây? Công chức bình thường cho đến bộ trưởng đều là con người mà lương không đủ sống thì phải tìm cách để sống.

'Biết thiếu hụt mà cứ khuyên thanh liêm'

Đến đây lại nhớ tới nhà cải cách vĩ đại Nguyễn Trường Tộ thời kỳ Vua Tự Đức triều nhà Nguyễn. Đề cập tới lương quan lại trong bộ máy triều đình, cụ Nguyễn Trường Tộ viết: "Tôi tính lương tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn mạch, như vậy nuôi một người vẫn chưa đủ, huống chi nuôi một gia đình nhà quan. Đã biết thiếu hụt mà cứ đem lời nói suông, khuyên người ta thanh liêm như thế là ngầm để cho người tham nhũng.

Người Tây phương nói: Các quan lại nước Nam, trừ những người quá tham ô không nói, còn bao nhiêu những người khác, thường thường sau khi xong công việc, họ nhận của biếu xén, tạ ơn, điều đó cũng không đáng trách. Bởi vì có đủ cơm ăn, áo mặc thì mới nói đến chuyện vinh hay nhục, mà mọi việc ở đời cơ bản là sự nuôi nấng. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không tồn tại được, nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân".

lương, bộ trưởng, cải cách lương, tham nhũng, công chức, Nguyễn Trường Tộ
Ảnh minh họa: Bình Minh

Mấy chục năm cải cách vẫn bó tay trước tham nhũng

Như vậy điểm không bình thường thứ nhất trong chế độ lương nước ta là không đủ sống. Không đủ sống nhưng người hưởng lương vẫn phải sống bằng nhiều cách. Sống dựa vào bố mẹ. Bố mẹ nuôi con ăn học, con cái đi làm vẫn dựa vào bố mẹ. Hoặc tự làm thêm đủ loại việc từ xe ôm, cắt tóc, bán hàng ăn, dạy học, dạy ngoại ngữ, mở phòng khám, chữa bệnh, mở hiệu thuốc, tư vấn, viết thuê dự án, đề án...

Cách không chính đáng là dựa vào chính công việc nhà nước trục lợi kiếm tiền. Nền hành chính qua mấy chục năm cải cách về cơ bản vẫn bó tay trước vấn nạn tham nhũng, từ tham nhũng vặt cho đến tham nhũng vừa và đại tham nhũng.

Điểm không bình thường thứ hai là lương không tuân thủ nguyên tắc thứ bậc hành chính. Lương của những người đứng đầu hệ thống không phải cao nhất.

Lương một thứ trưởng mới bổ nhiệm có thể thấp hơn lương một vụ trưởng lâu năm trong bộ. Có nước nào thiết kế lương theo kiểu như vậy?

 

Và điểm này liên quan tới vấn đề không bình thường thứ ba, đó là với cải cách lương bắt đầu từ 1993, 1994 thì hệ thống lương theo chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xóa bỏ, có nghĩa là không có lương cho các chức vụ phó trưởng phòng, trưởng phòng, chánh, phó giám đốc sở, phó vụ trưởng, vụ trưởng và thứ trưởng và các chức vụ tương đương. Thay vào đó là cái gọi là phụ cấp trách nhiệm (lãnh đạo, quản lý).

Đây cũng là điểm khác căn bản của lương công vụ Việt Nam so với nhiều nước. Giá trị thật của chức vụ lãnh đạo, quản lý thể hiện qua phụ cấp bị hạ thấp đáng kể và cái mà một bộ phận lãnh đạo, quản lý tìm kiếm lại là lợi lộc gắn với công việc thay cho giá trị đó.

Điểm không bình thường thứ tư là tính bính quân chủ nghĩa, cào bằng trong chế độ lên lương. Cứ tằng tằng hai, ba năm lên một bậc. Sau này đã chỉnh sửa bằng chế độ lên lương sớm, nhưng lại khống chế tỉ lệ phần trăm quá chặt.

Thêm vào đó, thực tiễn hầu như không có chuyện hạ bậc lương, cho nên yếu tố khen thưởng và kỷ luật trong chế độ lên lương hầu như không có. Chất lượng công vụ vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Quá nhiều phụ cấp đặc thù

Điểm không bình thường thứ năm là hệ thống lương có quá nhiều chế độ phụ cấp có tính đặc thù. Lương thấp nên hầu như ngành nào cũng thuyết minh, báo cáo ngành, lĩnh vực mình quản lý có đặc thù riêng, cần thể hiện ra là cái gọi là phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp ngành giáo dục, y tế, thanh tra, phụ cấp công vụ..

Có ngành có phụ cấp thâm niên, nhưng có ngành lại không. Tính công bằng tương đối trong chế độ tiền lương bị phá vỡ.

Điểm không bình thường thứ sáu là tách lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ra khỏi hệ thống lương hành chính, sự nghiệp. Với quan niệm là tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của DNNN, lời lỗ tự lo, nên hầu như sự kiểm soát của nhà nước về lương các chức vụ lãnh đạo DNNN không có và thực tế có sự chênh quá lớn với lương hệ thống hành chính sự nghiệp.

Điểm không bình thường thứ bảy trong hệ thống lương, thu nhập nước ta là tính công khai, minh bạch rất thấp và cơ chế đi kèm nhằm bảo đảm. Lương của Thủ tướng Singapore, của Tổng thống Mỹ được công khai. Tổng thống Mỹ thôi chức thì chế độ lương hưu, chế độ bảo vệ, đi lại, chế độ lập thư viện... đều được công khai.

Việt Nam cũng có các chế độ tương ứng. Tuy nhiên cụ thể như thế nào thì không ai biết, gần như là bí mật quốc gia. Nói đơn giản như các vị đại biểu QH họp cả tháng trời như vậy có nhận thêm tiền thù lao, bồi dưỡng? Nhận thù lao là hoàn toàn chính đáng, cần được công khai.

Với những điểm không bình thường như vậy, câu chuyện cải cách tiền lương ở nước ta sẽ còn dài dài.

Theo Đinh Duy Hòa, nguon Vietnamnet

Chi tiết
Khảo sát vườn điều ghép năng suất cao

Khảo sát vườn điều ghép năng suất cao

Nhiều nhà vườn SX điều ở các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Tân Phú (Đồng Nai) được Trung tâm Nghiên cứu và phát triển điều (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) khảo sát giống và bình tuyển cây đầu dòng cho năng suất, chất lượng tốt.

Khảo sát vườn điều ghép năng suất cao

Ông Bê bên vườn điều ghép cho thu nhập cao

 

 

Chi tiết
Nấm hương “thương” phụ nữ

Nấm hương “thương” phụ nữ

 

TT - Các nhà khoa học Mỹ đang mở rộng nghiên cứu dùng chiết xuất từ nấm hương để ngăn chặn ung thư cổ tử cung. Còn y học cổ truyền đã coi nấm hương là thuốc bổ cao cấp.

Nấm hương khô được bán tại chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM chiều 29-11 -  Ảnh: Quang Định

Nấm hương khô được bán tại chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.  Ảnh: Quang Định

Chi tiết
Trồng mè lãi gấp 3 lúa.

Trồng mè lãi gấp 3 lúa.

Mè (Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang được rất nhiều địa phương quan tâm phát triển, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường, thích hợp luân, xen canh và gối vụ.

Trong những năm gần đây, giá mè hạt tương đối ổn định và dễ tiêu thụ trên thị trường. Với thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, đầu tư thấp, giá bán cao, hiện nay mè là một trong những cây trồng cạn ứng dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa rất hiệu quả. 

Chi tiết
Vụ mùa 2015, những vấn đề lưu ý

Vụ mùa 2015, những vấn đề lưu ý

 
 

Vụ mùa 2015, áp lực thời vụ tuy không cao, vì lúa xuân thu hoạch sớm, tuy nhiên cần hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các giải pháp kỹ thuật...

 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, từ nay đến cuối năm, hiện tượng El Nino bộc lộ rất rõ ràng và đang vào giai đoạn phát triển, dòng hải lưu nóng ở Thái Bình Dương gia tăng, nền nhiệt trung bình cao hơn trung bình năm ngoái (TBNN) từ 1 - 1,5 độ C. Lượng mưa thiếu hụt và hạn hán sẽ khốc liệt hơn ở miền Trung. Bão và áp thấp được dự báo ít hơn TBNN, tác động và ảnh hưởng chỉ 5 - 6 cơn, song có hướng di chuyển phức tạp và cường độ, cấp gió dữ dội hơn. Tất cả các dự báo này đều là những bất lợi rất lớn cho SX vụ HT, mùa. Năng suất lúa HT, mùa về tiềm năng không cao bằng vụ ĐX. Vụ này tác động của mưa, bão gây úng lụt đe dọa suốt từ đầu đến cuối vụ, kèm theo là các hệ quả gây chết lúa sau cấy khi cây chưa kịp bén rễ hồi xanh, hoặc ngay cả khi đã ra rễ và bắt đầu đẻ nhánh nếu ngập lụt kéo dài cũng sẽ làm chết úng, rễ đen, thân lá thối và phải gieo cấy lại. Việc gieo cấy lại nếu còn trong khung thời vụ thì mới có hiệu quả, nhưng bản thân sự cố này cũng sẽ làm phá vỡ cơ cấu, vỡ mùa vụ, ảnh hưởng dây chuyền tới vụ đông kế tiếp. Ở vụ mùa, mưa bão lớn làm lá lúa dễ bị rách, tổn thương và nguy cơ lây lan dịch bệnh bạc lá sẽ không tránh khỏi, thực tế với những giống lúa mẫn cảm, sau mưa, bão giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bông, lá bị tổn thương có khi cả cánh đồng lá bạc trắng, năng suất giảm trầm trọng. Mưa bão giai đoạn trổ bông, phơi màu ngăn cản quá trình thụ phấn, kết hạt và vì lẽ đó, về tổng thể tỷ lệ lép ở vụ mùa bao giờ cũng cao hơn vụ ĐX. Cũng vì mưa, bão, nhiệt độ cao, hiệu quả phân bón ở vụ mùa thường thấp hơn vụ ĐX, phân bón dễ bị rửa trôi, song lại có nguy cơ khi bón sẽ cung cấp ồ ạt cho cây và dẫn tới mất cân đối trong quá trình hấp thụ, làm giảm sức chống chịu của cây. Những giải pháp Vụ mùa 2015, áp lực thời vụ tuy không cao, vì lúa xuân thu hoạch sớm, tuy nhiên cần hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các giải pháp kỹ thuật sau:

 

- Sau thu hoạch lúa xuân tranh thủ cày, lồng vận rạ càng nhanh, càng tốt, giữ nước mặt ruộng và sử dụng thêm các chế phẩm như Tricoderma, phân vi sinh đa chủng đa chức năng… bón rải mặt ruộng để xúc tiến cũng như hỗ trợ quá trình phân hủy rơm rạ, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy, nhất là với trà lúa mùa sớm. Đây cũng là giải pháp bổ sung hữu cơ cho đất, tránh đốt rơm rạ gây ngột ngạt và ô nhiễm môi trường.

 

- Vệ sinh đồng ruộng, sơn bờ, cuốc góc để hạn chế nguồn sâu bệnh trên ký chủ, kết hợp san phẳng mặt ruộng giúp cho quá trình tưới tiêu thuận lợi.

 

- Tổ thủy nông, HTX dùng nước cần chủ động sớm trong việc khơi thông mương máng, các công trình đầu khâu, vớt bèo bồng trên các trục sông tiêu, đầu các cống tiêu lớn, kiểm tra vận hành hệ thống điều khiển cống tiêu, các máy bơm tiêu úng, kể cả chuẩn bị hệ thống máy dầu dã chiến... đảm bảo tốt năng lực tưới và tiêu úng nhanh nhất. Trong bối cảnh El Nino, dự báo mưa với cường độ cao, đồng ruộng bị chia cắt bưởi các công trình giao thông, đô thị, năng lực tiêu úng bị hạn chế, việc chuẩn bị kỹ các phương án tiêu cần được các địa phương tính toán và sẵn sàng cao nhất.

 

- Về kỹ thuật: Sử dụng các giống lúa ngắn ngày; mở rộng trà mùa sớm, cực sớm để khi có nguy cơ mưa lớn gây ngập úng thì cây lúa đã ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, lá đã vươn, tránh được khả năng ngập sâu trong nước; giai đoạn này chỉ cần thò chóp lá đã có thể không bị thiệt hại. Thực tế nhiều năm gần đây, trà cực sớm và sớm ở miền Bắc an toàn và cho năng suất cao, ổn định hơn. Chủ trương của Bộ NN-PTNT khuyến cáo các địa phương mở rộng diện tích trà này cũng để tạo thêm quỹ đất làm cây vụ đông ưa ấm, nhóm cây rau màu có giá thu hoạch cao. Một số vùng bà con nông dân để lúa chét sau thu hoạch lúa xuân, thâm canh lúa chét cho thu hoạch 100 - 130 kg/sào Bắc bộ, tương đương 3,1 - 3,3 tấn/ha, trong khi phải bỏ ra chi phí rất thấp, lãi thu được từ thâm canh lúa chét cao gấp 1,5 - 2 lần cấy lúa mùa sớm hoặc chính vụ. Cái được lớn hơn là tháng 9 bà con đã có quỹ đất để làm các cây vụ đông, rau màu ưa ấm, ngô thu đông cho năng suất và giá trị rất cao. Công thức này làm rất thành công ở Thái Bình, giá trị thu hoạch/ha cao tới 300 - 350 triệu đồng. Mặc dù một số hiệp định song phương, xuyên Thái Bình Dương (TPP) về chính sách thương mại đã và sẽ được ký kết giữa VN với các nước, nhưng bức tranh tiêu thụ nông sản của chúng ta vẫn chưa hẳn sáng màu.

 

Các mặt hàng chủ lực XK như lúa gạo, cao su, cà phê... vẫn khó tiêu thụ và giá cả duy trì ở mức thấp, vài triệu tấn gạo của Thái Lan tạm trữ luôn có nhu cầu xả hàng, ngoài ra còn áp lực cạnh tranh từ lúa gạo của Campuchia, Ấn Độ, Myanmar… Cần tuân thủ chủ trương quy hoạch vùng đối với các trà lúa, giống lúa để gắn với mùa vụ và biện pháp kỹ thuật cũng như chủ động trong các biện pháp phòng chống úng ngập. Có phương án dự phòng giống nhóm ngắn ngày đề phòng bất trắc. Hạn chế sử dụng các giống lúa mẫn cảm với bạc lá, với dự báo như vụ mùa năm nay, nguy cơ bệnh lan thành dịch rất cao. Các giống lúa chất lượng nên bố trí né vùng thường xuyên có ổ bệnh hàng năm. Các biện pháp canh tác cần được thông tin, hướng dẫn cặn kẽ cho nông dân, bệnh bạc lá cần được theo dõi chặt ở các ổ bệnh, điều tiết phân bón và phun phòng bằng một số loại thuốc khi mới chớm bệnh theo hướng dẫn của cán bộ BVTV. Hiện đã có một số tiến bộ kỹ thuật về giống có gen kháng bạc lá, một số vụ mùa gần đây đã được các Cty phối hợp với Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh trình diễn khá thuyết phục, cần được mở rộng. Bón phân cho lúa vụ mùa cần tuân thủ nguyên tắc: "Nhìn cây, nhìn đất và nhìn trời"; bón lót sâu, sử dụng phân bón chậm tan và "nặng đầu, nhẹ cuối", bón NPK hỗn hợp hoặc phức hợp, cân đối đạm, lân, kali. Hạn chế bón nuôi đòng bằng đạm ure, nhất là với các giống lúa chất lượng mẫn cảm với bạc lá để lá công năng không bị hư hại, bổ sung các chất trung, vi lượng, đặc biệt silic dạng nano dễ tiêu để tăng cường sức chống chỡ, ngăn cản xâm nhập của nấm và vi khuẩn vào mô cây. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại mưa bão. Phương châm dùng nước cho lúa vụ HT, mùa là “Rút cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng”, luôn đề phòng và chủ động tiêu úng là chính, ông cha ta cũng đã đúc rút kinh nghiệm “Chiêm chết khô, mùa chết úng” là vậy. Thực tế cho thấy, mặc dù đối mặt với nhiều bất lợi nhưng nếu chúng ta chủ động, tiên lượng được tình hình, vào cuộc chỉ đạo sớm, quyết liệt vụ lúa mùa vẫn có thể giành thắng lợi.

Th.S Trần Xuân Định (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt)

 

Chi tiết
Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu

Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả.

Chi tiết
Tăng thuế xuất khẩu sắn lát, tất cả đều méo mặt.

Tăng thuế xuất khẩu sắn lát, tất cả đều méo mặt.

Thông tư 63/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính mới ban hành, các DN kinh doanh XK mặt hàng mì lát (sắn lát) lập tức “xây xẩm” vì mức thuế suất từ 0% tăng lên 5%.

Gánh nặng này không chỉ đè trên vai các DN chuyên XK mặt hàng mì lát mà còn làm oằn lưng nông dân trực tiếp SX. Việc tăng thuế XK mì lát đã được Bộ Tài chính dự tính từ đầu tháng 3/2015 dựa trên những kiến nghị của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam. Mục tiêu là nhằm hỗ trợ, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho SX cồn ethanol, nguyên liệu chính để pha chế xăng sinh học (E5, E10). 

Chi tiết
Nhu cầu tăng, giá phân bón tăng nhẹ

Nhu cầu tăng, giá phân bón tăng nhẹ

Khoảng một tháng qua, giá phân bón tại nhiều khu vực ĐBSCL và Tây nguyên tăng giá nhanh và có dấu hiệu thiếu hàng cục bộ với mức tăng tới gần 1.000 đồng/kg.

Chi tiết
Cơ hội mới cho ngành điều

Cơ hội mới cho ngành điều

Nhu cầu hạt điều đang cao hơn nguồn  cung, vì thế cây điều đang có lợi thế cạnh tranh khi giá bán đi lên và nông dân sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết ngay.

Đoàn công tác của Hiệp hội Điều VN (Vinacas) do Chủ tịch Nguyễn Đức Thanh dẫn đầu, vừa có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phát triển điều Bình Phước về cơ hội mới của ngành, cũng như giải pháp phối hợp quản lý VSATTP và thúc đẩy ghép cải tạo vườn điều…

  

  

Chi tiết
Vùi rơm rạ - những điều cần biết.

Vùi rơm rạ - những điều cần biết.

Ở ruộng ngập nước, làm lúa HT, nếu không có điều kiện tháo cạn phơi ruộng thì tốt nhất là đem hết rơm rạ ra khỏi ruộng.

Các nhà khoa học thường kêu gọi người SX nông nghiệp cần phải trả lại chất hữu cơ cho đất. Lý lẽ chủ yếu là nếu lâu ngày không bón chất hữu cơ cho đất thì đất sẽ ngày càng xấu đi… Cần trả lại hữu cơ cho đất Nếu nói theo ngôn ngữ khoa học thì đất sẽ bị suy thoái biểu hiện rõ cả về tính chất vật lý và cả thành phần hóa học. Đất bị suy thoái thì tính chất vật lý ngày càng kém biểu hiện lên kết cấu bị nén chặt hay quá rời rạc, dung trọng bị thay đổi, khả năng giữ ẩm, giữ nước, giữ phân kém. Bên cạnh đó, màu sắc đất cũng ngày càng bị xám bạc, độ chua tăng lên, chất hữu cơ ngày càng giảm, dẫn đến chất dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt. Hậu quả là năng suất cây trồng sẽ suy giảm. Trên các nền đất bị thoái hóa dù có đầu tư thêm nhiều phân hóa học thì hiệu quả sử dụng phân cũng sẽ bị kém đi. Do đó năng suất lúa, hoa màu trên đất xám bạc màu hay đất cát ven biển dù có bón đến 200 kg N/ha (khoảng 435 kg urê) thì cũng không bằng bón 80 - 100 kg N trên đất phù sa. Từ tình trạng thực tế như vậy nên đã có nhiều người cho rằng bón phân hóa học khiến chai đất, làm cho đất xấu đi, mà không thấy điều cốt lõi là do người trồng cây không chú ý trả lại chất hữu cơ cho đất là yếu tố quyết định.

Lý do phải bón đơn thuần phân hóa học một phần do nguồn phân hữu cơ khan hiếm, nếu có thì mang vác tốn công, thao tác kềnh càng, trong lúc đó bón phân hóa học tiện lợi nhiều mặt nên thiếu sự kết hợp hài hòa của hai chủng loại phân này khi gieo cấy. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu những nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên thì sẽ giảm bớt ác cảm với phân hóa học. Mặc dù nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên ngày càng dùng nhiều phân hóa học, nhưng họ lại biết tận dụng chất hữu cơ trả lại cho đất thông qua kỹ thuật ép tàn dư thực vật vào vườn cà phê, phủ luống cho cà phê, bón thêm phân chuồng cho cà phê ước tính bình quân các loại khoảng 8 - 10 tấn/ha/năm. Do đó hàng năm bình quân các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng gần 3 tấn phân hóa học các loại/ha cà phê mà đất trồng cà phê vẫn không bị suy thoái, năng suất cà phê năm sau vẫn cao hơn năm trước. Xin được dẫn ra số liệu điều tra của Tôn Nữ Tuấn Nam nêu trong báo cáo “Kết quả nghiên cứu các giải pháp khoa học - công nghệ và kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên” thì rõ. Báo cáo nêu rằng bình quân phân hóa học đã bón cho cà phê trên 4 tỉnh Tây Nguyên là 416 kg N (tương đương với 904 kg phân urê/ha), 248 kg P205 (tương đương với 1.550 kg super lân) và 239 kg K20 (tương đương với 398 kg phân KCL/ha). Tổng cộng 3 chủng loại phân hóa học này lại đã được con số 2.852 kg/ha/năm. Nếu so sánh số phân đã bón cho lúa và ngô cũng như các cây hoa màu khác thì còn kém xa số phân đã bón cho cà phê. Nói như vậy không có nghĩa là cứ khuyến khích bón nhiều phân hóa học cho cây trồng, mà chỉ để làm rõ thêm ý nghĩa phối hợp phân hữu cơ các loại một cách hợp lý thì dù có bón phân hóa học với liều lượng cao thì cũng không phải là thủ phạm làm chai đất hay làm xấu đất như có người từng nghĩ. Chú ý khi vùi rơm rạ Tuy vậy ta cũng cần chú ý rằng, nếu không có phân hữu cơ hoai mục để bón mà phải vùi xác cây phân xanh hay rơm rạ tươi thì chỉ thực hiện trên đất trồng màu hay đất lúa nước nhưng được tháo cạn phơi ruộng mới an toàn và có hiệu quả. Trường hợp cần thiết phải vùi rơm rạ tươi thì phải cày lật đất ngay, sau 1 tháng mới gieo sạ, chú ý bón thêm vôi, bón lượng lân nhiều hơn bình thường, và khi lúa mọc được 15, 30 ngày cần tháo nước phơi ruộng khoảng 5 - 7 ngày thì mới có thể đạt được năng suất lúa cao và ổn định. Kết quả vùi rơm rạ (miền Bắc gọi là cày vặn rạ) hay vùi các loại cây phân xanh đã được các nhà Nông hóa của Viện Nông hóa thổ nhưỡng nghiên cứu trên nhiều loại đất ở miền Bắc từ trước ngày giải phóng miền Nam. Kết quả nghiên cứu đã khuyến cáo rằng, vùi rơm rạ tươi hay phân xanh trên đất màu thì không gây độc cho cây. Nhưng trên đất ngập nước liên tục mà thời gian vùi ngắn thì rất dễ gây ngộ độc cho cây. Gần đây Vũ Tiến Khang và cộng sự (2005) và Nguyễn Thành Hối (2008) cũng một lần nữa chứng minh rằng nếu vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước liên tục, do điều kiện yếm khí nên tiến trình phân giải diễn ra rất chậm. Vùi đến 90 ngày mà vẫn còn 37% số rơm rạ chưa được phân giải. Trong thực tế tỷ lệ 63% số rơm rạ được gọi là đã phân giải cũng chỉ ở trong giai đọan bán phân giải. Do trong quá trình phân giải rơm rạ tươi đã sản sinh ra nhiều độc tố như H2S, CH4, C2H4, các axit hữu cơ bay hơi và không bay hơi khá nhiều nên đã gây độc cho rễ lúa, làm cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, lá và làm cho một phần rễ lúa bị chết, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, tỷ lệ lép cao, dẫn đến năng suất lúa thấp hơn ruộng lấy hết rơm rạ ra khỏi ruộng lúa khoảng 40% (thí nghiệm trong chậu) và khoảng 17 - 20% (thí nghiệm ngoài đồng). Trong lúc đó nếu vùi rơm rạ tươi trong vụ HT nhưng sau sạ lúa 15 ngày, hoặc 30 ngày có tháo cạn phơi ruộng khoảng 5 ngày thì về sau lúa phục hồi khá nhanh và năng suất cao hơn ruộng để nước nông thường xuyên khoảng 19%. Vì vậy, ở ruộng ngập nước, làm lúa HT, nếu không có điều kiện tháo cạn phơi ruộng thì tốt nhất là đem hết rơm rạ ra khỏi ruộng, hoặc có thể buộc phải đốt rơm rạ thì nên rải đều và đốt triệt để rồi cày đất ngâm ruộng khoảng 1 tháng mới gieo sạ lúa.

GS. MAI VĂN QUYỀN

Chi tiết
Doanh nghiệp chọn mua tiêu sọ của Đồng Nai để xuất khẩu

Doanh nghiệp chọn mua tiêu sọ của Đồng Nai để xuất khẩu

Doanh nghiệp chọn mua tiêu sọ của Đồng Nai để xuất khẩu

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 5 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xuất khẩu trên 3.200 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 31 triệu USD, tăng 18% về lượng và 50% về giá so với cùng kỳ năm trước. Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân gần 9.700 USD/tấn (khoảng 203 triệu đồng/tấn).

 

Chi tiết
Chuyên mục Cánh đồng lớn đã phát huy

Chuyên mục Cánh đồng lớn đã phát huy

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang - người khởi xướng mở Chuyên mục Cánh đồng lớn (CĐL) trên NNVN ra thứ 6 hằng tuần

16-29-39_ong-nguyen-huu-n-chi-cuc-truong-chi-cuc-bvtv-n-ging

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang.

 

Chi tiết
Người nông dân Việt Nam sẽ không còn thiệt thòi

Người nông dân Việt Nam sẽ không còn thiệt thòi

Tôi mong ước 20 năm nữa, tiếng nói của người nông dân được cải thiện, cuộc sống của họ được nâng cao, sản phẩm họ làm ra có nơi tiêu thụ đảm bảo.

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 17 Thông tin cập nhật trang 17

10/ 10 - 3320 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  4
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng