Luân canh cây mè trên nền đất lúa đang mang lại lợi nhuận cao gấp 3 lần trồng lúa. Bình quân 1 ha mè sau khi trừ chi phí thu lãi trên 48 triệu đồng.

Ông Võ Văn Thổ, ấp Tân Lộc, xã Tân Lược (Bình Tân, Vĩnh Long) canh tác 1 ha mè nói: Năm nay mè được giá cộng với đạt năng suất cao nên tôi cùng nhiều bà con thu được lãi cao gấp 3 lần trồng lúa. Trồng 1 ha lúa sau khi trừ chi phí chỉ thu được lãi khoảng 12 triệu đồng, trồng mè thu lợi nhuận trên 48 triệu đồng. Ông Phan Van Tấn, ấp Tân Long, xã Tân Lược (Bình Tân, Vĩnh Long) canh tác 0,9 ha mè luân canh trên nền đất lúa tính: Tổng chi phí làm đất, hạt giống mè đen, phân bón, thuốc BVTV, bơm nước tưới, chi phí công lao động, chăm sóc, thu hoạch khoảng 25,9 triệu đồng. Cuối vụ thu hoạch mè đạt năng suất cao 1,7 tấn/ha, bán giá 44.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí SX thu lợi nhuận trên 48 triệu đồng. Mô hình cánh đồng mẫu mè trên nền đất lúa tại ấp Tân Long, xã Tân Lược đã có 16 hộ tham gia SX được 10 ha. Giống mè được trồng là HĐ1, giống rất tốt, thích hợp với vùng đất tại địa phương, chiều cao cây thấp 100 - 120cm, thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày là thu hoạch, ích sâu bệnh, năng suất bình quân ước đạt 1,8 tấn/ha. Kết quả mô hình sau khi trừ hết chi phí bà con lãi được từ mức 40 - 48 triệu đ/ha (giá bán hiện tại 44.000 đ/kg) cao hơn ngoài mô hình khoảng 12 triệu đ/ha. Kế hoạch năm 2016, diện tích trồng mè xã Tân Lược sẽ tăng lên 150 ha và đây là cây chủ lực của xã nhằm thay thế một số diện tích trồng khoai lang kém hiệu quả. Ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết: Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mè luân canh nằm trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả SX cho nông hộ. Chính sách đã, đang tác động mạnh trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững rất rõ rệt. Để việc thực hiện đề án được nhanh và bền vững thì bà con kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách này để giúp họ thay đổi cuộc sống. Kết quả đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao hơn, phù hợp với sinh thái vùng và theo hướng phát triển bền vững, cắt nguồn dịch bệnh lây lan, hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất trừ sâu bệnh và giữ gìn hệ sinh thái cân bằng; giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường; Trồng mè còn giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và giúp tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nâng dần mức sống người dân đạt tiêu chí thu nhập. Mặt khác, chuyên canh lúa trên một nền đất nhiều năm sẽ làm cho đất bị thoái hóa, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, mầm sâu bệnh hại tồn tại lâu trong đất làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Với mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho nông dân, trên cơ sở chuyên canh lúa không bền vững và kém hiệu quả thì việc luân canh mè trên nền đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, là hướng phát triển bền vững nên cần thiết mở rộng thêm diện tích. Để tiếp tục duy trì và phát triển cây mè, Sở NN-PTNT Vĩnh Long đã lên kế hoạch chuyển đổi SX trên nền đất lúa trong 2015 khoảng 1.090 ha. Đến nay các địa phương đã thực hiện được 122 ha và theo đó bà con được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/ha để nông dân làm đất, mua hạt giống, vật tư nông nghiệp phục vụ SX theo QĐ 580/QĐ-TTg của Chính phủ.

Nguồn NongNghiep.vn


Trồng mè lãi gấp 3 lúa. Trồng mè lãi gấp 3 lúa.

Mè (Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang...

10/ 10 - 3326 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2065
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng