Thông tin cập nhật

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

“Chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hoá cây trồng trên đất lúa, để nâng cao hiệu quả và tránh thiên tai” các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là nội dung chính của diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức tại tỉnh ngày 15/5.

Theo Đề án chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020 đạt 104,5 nghìn ha; trong đó giai đoạn 2013-2015 là 48,5 nghìn ha và giai đoạn 2016-2020 là 56 nghìn ha. Định hướng chính trong việc chuyển đổi là phát triển các loại cây trồng lấy sản phẩm chế biến trong nước thay thế dần nông sản nhập khẩu; đồng thời chuyển đổi cần bố trí hợp lý, nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái nhằm tiết kiệm nguồn nước trong điều kiện nắng hạn gay gắt, tránh mưa lũ giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra.
Để đạt được mục tiêu trên, theo ông Nguyễn Văn Hoà, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương cần rà soát lại qui hoạch và từng bước cải tạo lại hệ thống tưới tiêu hợp lý. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới; từng bước ứng dụng cơ giới hoá; phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện các chính sách tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và giải pháp về chuỗi tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả triển khai chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ trong những năm qua bước đầu đã cho nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình mô hình luân canh lúa - lạc - lúa; lạc - ngô lai - kiệu tại tỉnh Bình Định cho thu nhập từ 70 đến 150 triệu đồng/ha, cao gấp 1,5-2,5 lần và so với trồng lúa 2 vụ; tại Quảng Ngãi với mô hình lúa Đông Xuân - bí (hoặc cà chua - ớt, mướp đắng) Hè Thu cho giá trị thu nhập từ 90 -160 triệu đồng/ha/năm; tại Quảng Nam mô hình lúa Đông Xuân - ngô (hoặc lạc vụ Hè Thu) cho năng suất ngô đạt từ 60-70 tạ/ha, năng suất lạc đạt 25 tạ/ha…
Còn đối với tỉnh Ninh Thuận, việc chuyển đổi gặp nhiều khó khăn hơn. Bà Lê Thị Thanh Phương, Phó Trưởng phòng kỹ thuật - Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận là một tỉnh thường xuyên bị hạn hán nặng nề nhất nước. Vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn tỉnh chỉ gieo cấy được trên 2.200/12.890 ha lúa, chiếm gần 16% tổng diện tích. Vì vậy, việc chuyển đổi cây trồng là một yêu cầu hết sức bức thiết. Vì vậy, trong vụ Hè Thu 2015, tỉnh chuyển đổi cây trồng trên tổng diện tích 340 ha/tổng số hơn 16.100 ha; trong đó cây lạc 70 ha, dưa hấu 30 ha, ngô lai và một số cây trồng khác 240 ha tập trung chủ yếu ở 2 huyện Ninh Phước và Thuận Bắc.
Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, từ năm 2014 đến 2015 vùng Duyên hải Nam Trung bộ phải chuyển đổi khoảng 49 .000 ha (vụ Đông Xuân 23 .000 ha, vụ Hè Thu 24.000 ha và vụ Mùa là 2.000 ha); trong đó chuyển sang trồng ngô 19.000 ha, đậu tương 1.000 ha, vừng và lạc 15.000 ha, rau - hoa 3.000 ha, cây làm thức ăn chăn nuôi 3.000 ha, cây khác 4.000 ha và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 4.000 ha. Tuy nhiên, theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trong khu vực, vụ Hè Thu 2015 toàn vùng mới chuyển đất trồng lúa sang cây trồng cạn ngắn ngày được gần 4.200 ha và tổng cộng trong 2 năm (2014-2015) đã chuyển được trên 10.880 ha, đạt 22% kế hoạch và cây trồng được chuyển đổi chủ yếu là ngô, lạc, cây rau các loại dưa, ớt, sắn, mía và cây thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Thông, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn trong thời gian qua còn chậm do sự chuyển đổi còn nặng về số lượng. Trong khi đó, chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; khả năng cạnh tranh thấp, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân nên nông dân cũng không mặn mà trong việc này. Trong khi đó, nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước như sản xuất ngô, đậu tương và rau, nhưng qui mô sản xuất còn nhỏ, chất lượng chưa cao nên chậm thay thế hàng nhập khẩu; chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp khó thu mua sản phẩm chất lượng tốt và khối lượng lớn cùng một thời điểm.
Cùng với đó, công tác qui hoạch chuyển đổi tại các địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhiều chính sách khuyến khích đem lại lợi ích của nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhưng chưa thật sự đồng bộ, nông dân chưa tiếp cận được và thiếu chế tài thực hiện và vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hệ thống giống cây trồng, cơ giới hoá các khâu sản xuất, công nghệ chế biến còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cây trồng.../.

Nguồn mard.gov.vn

Chi tiết
Trồng khoai lang lấy rau cho giá trị kinh tế cao

Trồng khoai lang lấy rau cho giá trị kinh tế cao

Đã từ lâu, khoai lang vẫn là một trong những cây trồng chủ đạo cùng với ngô, sắn, giúp bà con nông dân ở nhiều vùng quê thoát nghèo. Khoai lang không chỉ cho củ, mà bấy lâu nay dây khoai vẫn là một loại rau sạch được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Chi tiết
Rệp sáp bột hồng hại 60 ha sắn

Rệp sáp bột hồng hại 60 ha sắn

Theo Chi cục BVTV Phú Yên, rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại 60,2 ha sắn giai đoạn cây con - tích lũy tinh bột

Số diện tích nhiễm bệnh chủ yếu tại các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An, Sông Cầu và trên sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu với tỉ lệ hại từ 0,2 -90% cây.  Chi cục đã kịp thời triển khai tập huấn cho nông dân biện pháp phòng trừ để khống chế sự lây lan, đồng thời vận động bà con không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác làm giống trong vụ mới.

Theo KS, nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Điều ghép hiệu quả gấp 3

Điều ghép hiệu quả gấp 3

Kết quả khảo sát, đánh giá “Phương pháp ghép chồi cho cây điều” (còn gọi là ghép cải tạo vườn điều) vừa được các chuyên gia khẳng định cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần vườn điều không cải tạo

Điều ghép hiệu quả gấp 3

Vườn điều ghép do Vinacas hỗ trợ thực hiện tại Bù Gia Mập cho trái rụng kín vườn

Chi tiết
Ứng phó hạn hán: Ninh Thuận cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn

Ứng phó hạn hán: Ninh Thuận cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn

"Hạn hán có thể lặp lại với tần suất dày hơn, nặng nề hơn, do vậy cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Ninh Thuận cần phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn với các loại cây trồng..." - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

 

Chi tiết
Ninh Thuận chủ động ứng phó với tình hình hạn hán

Ninh Thuận chủ động ứng phó với tình hình hạn hán

Tình hình hạn hán thiếu nước năm 2015 tại Ninh Thuận đã có dấu hiệu từ mùa mưa năm trước. Mặc dù mùa mưa năm 2014 cũng kéo dài từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12, tuy nhiên tổng lượng mưa năm chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với tổng lượng mưa TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa toàn mùa mưa năm 2014, vùng đồng bằng là: 299.5mm, vùng núi 389.1mm ở mức thấp hơn nhiều so với TBNN cùng kỳ.

 

Bộ trưởng BNN và PTNT Cao đức Phát (thứ 2 từ trái) và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwa Kwa (thứ 2 từ phải) trên cánh đồng hạn hán tại Ninh Thuận


 

Chi tiết
Khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ: doanh nghiệp là trọng tâm ứng dụng kết quả nghiên cứu

Khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ: doanh nghiệp là trọng tâm ứng dụng kết quả nghiên cứu

Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) lần thứ 13 diễn ra ngày 24/3/2015 tại TP. Biên Hòa do Bộ KH&CN và UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp tổ chức. Theo thông tin từ Hội nghị, hoạt động KH&CN của các địa phương trong vùng đã xác định doanh nghiệp là trọng tâm ứng dụng các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ (TĐCN), đổi mới công nghệ (ĐMCN), cải tiến sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LV.

 

Chi tiết
Phân bón lá sinh học cho đậu phộng

Phân bón lá sinh học cho đậu phộng

Để cây đậu phộng phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Bình Định đã đưa phân bón lá khoáng sinh học Lactofol K+Ca vào quy trình canh tác

Phân bón lá sinh học cho đậu phộng

Mô hình bón phân khoáng sinh học Lactofol hấp dẫn nông dân

Chi tiết
 Bình Thuận kiệt quệ vì thiếu nước

Bình Thuận kiệt quệ vì thiếu nước

(TBKTSG Online) – Nhà máy nước sạch Thắng Mỹ tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận công suất 600 m3/ngày đã ngưng hoạt động từ đầu tháng 3-2015 đến nay bởi thiếu nguồn nước thô, khiến cho hàng ngàn hộ dân nơi đây phải vất vả khoan giếng, lấy nước ao hồ lắng phèn sử dụng tạm thời. Trong khi đó, hàng ngàn héc-ta hoa màu địa phương này đang chết khô vì thiếu nước tưới

Hạn hán kéo dài năm nay đã khiến hoa màu nhiều địa phương bị chết khô - Ảnh: TL.

 

Chi tiết
Sản lượng đậu tương của Argentina niên vụ 2014-2015 đạt kỷ lục

Sản lượng đậu tương của Argentina niên vụ 2014-2015 đạt kỷ lục

Điều kiện thời tiết khô hanh trong những tuần qua đã tạo thuận lợi đáng kể cho vụ thu hoạch đậu tương niên vụ 2014-2015 tại Argentina, với sản lượng dự kiến đạt mức kỷ lục hơn 58 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Argentina cho biết điều kiện thời tiết trong những tuần tới sẽ tiếp tục khô hanh và nắng, tạo thuận lợi đáng kể cho các hoạt động thu hoạch.

 

Chi tiết
Các chuẩn năng lực mới cho trình độ đại học, tiến sĩ

Các chuẩn năng lực mới cho trình độ đại học, tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về kỹ năng, năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 

Theo đó, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ đại học là 120 tín chỉ, đối với những ngành có thời gian đào tạo 5 năm hoặc 6 năm thì khối lượng kiến thức tích luỹ tối thiểu tương ứng là 150 hoặc 180 tín chỉ. 

Đối với trình độ thạc sĩ, khối lượng kiến thức tối thiểu là 60 tín chỉ. Với những ngành/chuyên ngành ở trình độ đại học tương ứng có khối lượng kiến thức tối thiểu tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên thì khối lượng kiến thức tối thiểu trình độ thạc sĩ là 30 tín chỉ. 

Trình độ tiến sĩ, khối lượng kiến thức tối thiểu là 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ đối với người tốt nghiệp đại học. 

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu theo quy định.

Các quy định mới về chuẩn kiến thức, năng lực cho các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2015. (Ảnh minh họa)

 

Chi tiết
Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Cây trồng biến đổi gen (GMO) được tạo ra để đạt được những tính trạng mong muốn như kháng côn trùng hoặc đẩy nhanh giai đoạn chín của trái cây, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đã có 8 loại cây trồng GMO phổ biến hiện nay (ngô, đậu tương, bông, cây cải dầu, cỏ linh lăng, củ cải đường, đu đủ, bí đỏ).

Mô hình trồng ngô biến đổi gen ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh: Trang Thu

- Chịu hạn: Cây trồng GMO thể hiện khả năng chịu hạn có thể phát triển ở những khu vực thổ nhưỡng khô hạn hơn, bảo tồn nguồn nước và các nguồn tài nguyên môi trường khác.

 

- Chịu thuốc diệt cỏ: Cây trồng chịu được những loại thuốc diệt cỏ nhất định giúp nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ dại chỉ khi cần thiết và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng phương pháp canh tác không cày xới để bảo tồn lớp đất mặt, ngăn chặn tình trạng xói mòn và giảm lượng phát thải khí các-bon.

- Kháng bệnh: Thông qua hoạt động GMO, ngành đu đủ của Hawaii đã có thể phục hồi sau khi bị tê liệt bởi dịch đốm vòng trên cây đu đủ.

- Hàm lượng dinh dưỡng tăng/được cải thiện: Giống đậu nành GMO đang được phát triển hiện nay được tăng cường hàm lượng dầu, giống dầu ô-liu, giữ được lâu hơn và không chứa chất béo chuyển hóa.

 

Chi tiết
Nắng hạn, cây ăn trái giảm mạnh năng suất.

Nắng hạn, cây ăn trái giảm mạnh năng suất.

Cao điểm của đợt nắng hạn vừa qua khiến nhiều vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) bị thiếu nước trầm trọng, cây héo rũ và rụng bông, trái.

Năng suất trái cây giảm do khô hạn kéo dài

 

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 19 Thông tin cập nhật trang 19

10/ 10 - 3320 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng