Ông Nguyễn Văn Thể, nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đứng rất lâu để nhìn những luống bắp su (bắp cải) tại nhà lưới của Trung tâm Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt (AGPPS). Cũng như nhiều nông dân khác ở Lâm Đồng đến thăm vườn rau, ông Thể không tin nổidù hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học và chủ yếu áp dụng phân bón hữu cơlại giúp vườn rau có năng suất “kỷ lục” như vậy. “Nông dân Lâm Đồng mà trồng rau được thế này thì cả nước sẽ ăn được rau sạch rồi”, ông Thể chép miệng. Nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam sẽ không ngoại lệ. Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, cao su... Thực trạng này đang làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước và càng ngày càng khó kiểm soát. Chế phẩm sinh học có tác dụng quan trọng trong việc giúp cải tạo đất, với khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp hạn chế ngộ độc hữu cơ, góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Hướng đi bền vững Với chiến lược thực hiện chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, AGPPS đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và SX các dòng sản phẩm hữu cơ sinh học, thân thiện với môi trường.

Trung tâm Nghiên cứu và SX sản phẩm sinh học của AGPPS chính thức đi vào hoạt động... 

Tháng 7/2014, AGPPS đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Sản phẩm sinh học, đặt tại Châu Thành, An Giang.Trung tâm hiện đang sản xuất sản phẩm Trichoderma sử dụng trên lúa, rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp; Sản xuất các chế phẩm phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu sinh học. Trung tâm Nghiên cứu và SX sản phẩm sinh học của AGPPS chính thức đi vào hoạt động Bên cạnh đó, AGPPS đang bắt tay SX các sản phẩm phân hữu cơ sinh học. Nhà máy phân hữu cơ sinh học Ân Thịnh Điền đang được xây dựng trên diện tích 14.033 m2 tại Phụng Hiệp, Hậu Giang, với công suất 6.500 tấn phân hữu cơ mỗi năm trong giai đoạn 1. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Oanh, Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và SX sản phẩm sinh học của AGPPS vui mừng cho biết các tín hiệu đáng mừng của thị trường: “Nông dân ở miền Đông và miền Tây rất “chịu” các sản phẩm sinh học. Từ tháng 3 đến tháng 12/2014, Trung tâm đã cung cấp cho thị trường hai dòng sản phẩm TricoĐHCT và TricoĐHCT Lúa Von. Hiện nay Trung tâm đang gia tăng sản lượng hàng tháng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong năm 2015”. Tiến sĩ Huỳnh Trí Đức, GĐ Trung tâm Nghiên cứ và SX sản phẩm sinh học của AGPPS cho biết: “Trong năm 2015, Trung tâm sẽ tiếp tục đưa ra thị trường thêm 3 dòng sản phẩm gồm TricoĐHCT - Phytop, TricoĐHCT - Nấm Hồng và TricoĐHCT - Khóm.  Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ mở rộng hợp tác nghiên cứu và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc BVTV gốc sinh học của các viện, trường trong nước và đối tácquốc tế để đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được xu hướng phát triển nông nghiệp xanh”. Cùng với việc nhận chuyển giao các quy trình công nghệ SX từ Đại học Cần Thơ, AGPPS đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Bảo vệ thực vật (PPRI).Theo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm, quy trình công nghệ, trong đó chú trọng các dòng sản phẩm hữu cơ sinh học. Sau Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (DT- ARC) tại An Giang đi vào hoạt động, AGPPS vừa đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt, với mục tiêu hoàn thiện hoạt động nghiên cứu trên chuỗi các cây trồng từ lúa đến cà phê, cây công nghiệp và rau màu.

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” của AGPPS được triển khai tại 22 tỉnh, thành phía Nam

“Việc thúc đẩy hữu cơ hóa nền SX nông nghiệp Việt Nam của AGPPS thời gian qua dù nỗ lực nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, có đi mới có tới, AGPPS sẽ tiếp tục theo đuổi hướng đi này để góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đem lại nông sản an toàn cho hàng triệu người Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới”, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang khẳng định.

Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt có diện tích 17.000 m2 với hệ thống nhà lưới và tưới tiêu áp dụng công nghệ cao của Israel. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm, Trung tâm này còntích cực hướng dẫn, chuyển giao công nghệ để nông dân Lâm Đồng nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học trong canh tác, SX. “Có đi sẽ có tới” Trong chiến lược xây dựng chuỗi giá trị SX nông nghiệp, hàng chục ngàn nông dân tại các Vùng nguyên liệu của AGPPS được các kỹ sư "3 cùng" hướng dẫn tăng cường các biện pháp hữu cơ, sử dụng phân, thuốc ít hơn nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Các kỹ sư "3 cùng" cũng hướng dẫn nông dân áp dụng triệt để các biện pháp cách ly đúng chuẩn để đảm bảo chất lượng an toàn của nông sản. Sản phẩm gạo "Hạt ngọc trời" của AGPPS là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam vượt qua 603 chỉ tiêu về an toàn thực phẩm để xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản. AGPPS còn là một trong những công ty hiếm hoi tại Việt Nam đang cùng người nông dân tổ chức hoạt động thu gom, tiêu huỷ rác thải SX nông nghiệp trên đồng ruộng thông qua chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”đã được triển khai tại 22 tỉnh, thành phía Nam từ nhiều năm nay. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững chính là những thách thức đặt ra lớn nhất đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Việc sử dụng các sản phẩm sinh học hữu cơ ngoài góp phần SX nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường đồng thời sẽ tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm an toàn, vệ sinh và chất lượng.  

LINH ÂN, Nong nghiep Viet Nam


AGPPS và hướng đi hữu cơ sinh học. AGPPS và hướng đi hữu cơ sinh học.

Những năm gần đây, Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong...

10/ 10 - 3352 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2471
Tin tức liên quan
  • THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
  • Đánh giá các dòng sắn Kháng bệnh Khảm lá - Xây dựng quan hệ đối tác cùng nghiên cứu chống lại các bệnh trên cây sắn mới nổi ở Đông Nam Á
  • KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HLĐN 910 VÀ HLĐN 904 CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
  • HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM LÁ SẮN ĐÚNG CÁCH
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN MAX 7379
  • KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN MAX7379
  • Vinacas quyết liệt cải tạo vườn điều
  • Bản đồ mới mang lại cái nhìn rõ hơn về đất nông nghiệp toàn cầu
  • Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp
  • Công bố quy hoạch khu nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng