BỘ MÔN CÂY CÓ CỦ & HỆ THỐNG CANH TÁC

 

1.      Chức năng nhiệm vụ được giao

-         Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cho cây có củ (sắn, khoai lang, cây có củ thứ cấp).

-         Tạo lập xây dựng và bảo tồn ngân hàng nguồn gen cây có củ.

 

2.      Công tác nghiên cứu khoa học

2.1 Hướng nghiên cứu

- Sưu tầm, duy trì đánh giá nguồn gen cây có củ (sắn, khoai lang và một số cây có củ thứ cấp).

- Kết hợp giữa phương pháp lai tạo giống cổ truyền và phương pháp lai tạo giống hiện đại (ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, chuyển gen hoặc đột biến gen) để chọn tạo giống sắn mới.

- Xây dựng vườn lai tại giống khoai lang chất lượng cao để tạo vật liệu khởi đầu cho quá trình chọn tạo giống khoai lang hàng hóa cho các tỉnh phía Nam.

                  - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác theo hướng bền vững, xây dựng mô hình trồng sắn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng loại đất và sinh thái.

                  - Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế tìm kiếm nguồn kinh phí cho nghiên cứu.

                 

2.2 Sản phẩm chủ lực

2.2.1 Giống mới

            - Giống sắn mới có năng suất đạt 35-40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột từ 28 – 30%, chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

            - Chọn tạo giống khoai lang năng suất 12-15 tấn/ha, thích nghi rộng, phẩm chất tốt (hàm lượng beta caroten, chất khô cao) và giống đa mục tiêu: cho ăn củ và ăn lá.

2.2.2 Quy trình kỹ thuật

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác riêng biệt cho từng loại giống cây trồng trên cơ sở duy trì độ phì nhiêu bền vững và thân thiện với môi trường.

 

2.3  Kế hoạch nghiên cứu

 

TT

Tên đề tài

Tính cấp thiết

Mục tiêu

Hiệu quả kinh tế

1

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn có thời gian sinh trưởng dưới 7 tháng cho một số vùng bán ngập cho các tỉnh phía Nam

Để nâng cao hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị đất bán ngập khu vực hồ thủy điện IaLy, long hồ Thác Mơ

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu vực bán ngập từ đó tăng hiệu quả kinh tế của người dân khu vực bán ngập

 

1-2 giống sắn (1-2 được công nhận) có năng suất > 35 tấn/ha, hàm lượng tinh bột > 28% cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

- Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống sắn mới.

2

Nghiên cứu chuyển giao mô hình canh tác tổng hợp (giống mới và kỹ thuật canh tác), Khoai lang đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao,  thích hợp với điều kiện kinh tế và sinh thái tỉnh Bình Thuận

Giúp nông dân Bình Thuận xác định giống Sắn và khoai lang có năng suất và chất lượng cao, phát huy tối đa lợi thế về đất canh tác, thời tiết và tận dụng đất nhàn rỗi đất sau hai vụ lúa để sản xuất khoai lang có hiệu quả kinh tế cao

- Tăng hiệu quả kinh tế cho người dân trồng khoai lang tại Bình Thuận.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

- Xác định được 1 đến 2 giống khoai lang có chất lượng cao, thích hợp với sinh thái tỉnh Bình Thuận, đạt năng suất từ 12 – 14 tấn/ha.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang tổng hợp đạt năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, bền vững

3

Thu thập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống sắn khoai lang và cây có củ thứ cấp (Rong riềng, khoai sọ, gừng, nghệ…) phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây có củ.

Tài nguyên thực vật giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên hiện nay do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguồn tài nguyên này đã và đang bị xói mòn, mất mát nghiệm trọng. Công tác thu thập nguồn gen cây trồng mang tính cấp bách nhằm bảo tồn hiệu quả cây trồng giá trị đáp ứng nguồn gen trong phát triển nông nghiệp bền vững giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu

T Thu thập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống sắn, khoai lang và cây có củ thứ cấp.

- Tạo vật liệu cho công tác chọn tạo giống cây trồng mới

- Thu thập được tập đoàn giống sắn, khoai lang, cây có củ thứ cấp trong cả nước.

- Có được đặc điểm nông học của tất cả các giống đã thu thập

 

3. Công tác dịch vụ sản xuất:

Nhân giống sắn

Nhân giống khoai lang

4. Liên hệ:

Bộ môn Cây có củ và HTCT

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

Xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0253.868981
 

TT

Họ tên, học vị, chức vụ

Chức vụ

Email

1

  KS. Bạch Văn Long

Phó Trưởng Bộ môn

bachlongdh@gmail.com

2

  ThS. Nguyễn Thị Nhung

 Phó Trưởng Bộ môn 

hongnhungharc@gmail.com

3

  Ks. Tống Quốc Ân

Nghiên cứu viên antongquoc@gmail.com

4

  Ks. Võ Văn Tuấn

Nghiên cứu viên

vovantuan66@gmail.com

5

  ThS. Nguyễn Thu Thu Hương

Nghiên cứu viên

huongharc@gmail.com 

6

  ThS. Nguyễn Bá Tùng  Nghiên cứu viên

nguyenbatung.harc@gmail.com

7

  ThS. Trương Minh Hòa

Nghiên cứu viên truongminhhoa00@gmail.com

 

 

 


Bộ môn Cây có củ và Hệ thống Canh tác Bộ môn Cây có củ và Hệ thống Canh tác

Nghiên cứu chọn tạo các giống sắn, khoai lang, cây loại cây có củ khác và hệ thống canh...

10/ 10 - 3358 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2476
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng