Đã có “thay da”…
Trình bày tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, sau 2 năm triển khai thực hiện “Đề án TCCNN” toàn vùng ĐBSCL đã có 12/13 tỉnh xây dựng đề án hoặc kế hoạch thực hiện TCCNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo đó, toàn vùng chuyển 78.375ha trồng lúa kém chất lượng sang trồng màu, như: rau, dưa hấu, ngô, mè, thanh long và đạt lợi nhuận cao gấp 1,5-1,8 lần so với trồng lúa. “Công tác giống cây, con cũng được nhiều địa phương lập kế hoạch sản xuất và cung ứng theo từng vụ, từng năm và có sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn đúng theo quy định pháp luật… nhiều tỉnh cũng đã quy hoạch vùng sản xuất phục vụ chế biến xuất khẩu và chọn được giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển, có thị trường tiêu thụ tốt để ưu tiên phát triển theo hướng ATVSTP, với sự liên kết tiêu thụ…, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh: Đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu lớn như bò thịt ở Bến Tre, Trà Vinh, An Giang… gà thịt, gà trứng ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long…”.

Ngoài ra, theo ông Nam, việc cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh góp phần tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất trong thu hoạch với tốc độ đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với bình quân cả nước. Điển hình là tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 96% diện tích, vượt 6% so bình quân cả nước. Nhiều tỉnh có gần như trang bị đủ khâu thu hoạch, như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang… qua đó đã tiết giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch từ 5-6% trước đây xuống còn 2%. Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất cũng chuyển biến tích cực. Đến nay toàn vùng có 1.200 HTX nông nghiệp, 1.367 tổ hợp tác, 6.586 trang trại… số doanh nghiệp liên kết tiêu thụ cũng tăng thêm diện tích ký kết. Chỉ tính riêng vụ hè thu 2014 đã tăng hơn vụ hè thu 2013 đến 15%.

Phát biểu tại Hội nghi, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng BCĐ Liên ngành về TCCNN quốc gia đánh giá: Sau 2 năm thực hiện TCCNN, vùng ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu, nhưng quan trọng nhất là tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị lẫn người dân. Đây sẽ là nền tảng để chúng ta thúc đẩy nền nông nghiệp nước nhà đứng vững trước cơn lốc toàn cầu và hội nhập.

Cần sức “rướn” để “đổi thịt”…

Sau khi phân tích, chỉ ra 8 hạn chế, tồn tại, 11 đại biểu tham gia phát biểu tại hội nghị đã bày tỏ quan ngại về sự bền vững của chặng đường sắp tới. Điều này không chỉ thể hiện qua những con số đáng sợ: Đã có 128 HTX (11%) chờ giải thể vì hoạt động kém hiệu quả; chỉ có khoảng 42.605 ha (55%) hợp đồng liên kết được thực hiện thành công… Đáng lo hơn là đang manh nha những bất trắc bên trong. Điển hình như tính liên kết hợp tác giữa các địa phương, khu vực chưa cao nên chưa giải quyết triệt để tình trạng được mùa rớt giá trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm và chất lượng quản lý vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm nông sản chủ lực còn bất cập…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng lưu ý các địa phương trong vùng rà soát lại để kịp thời chấn chính, kiện toàn để phát triển bền vững hơn. “Trong tương lai gần, nông nghiệp vẫn là “xương sống” của nền kinh tế, vì vậy chúng ta phải tìm mọi cách để thúc đẩy nông nghiệp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh việc chỉ đạo các bộ, ngành tổng hợp các ý kiến đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết, tháo gỡ khó khăn chung… từng địa phương, doanh nghiệp và tổ hợp tác, HTX vùng ĐBSCL cũng phải chủ động bàn bạc phương thức mới để việc liên kết bền vững nhằm tạo ra sức mạnh của “bó đũa”. “Nhưng dù mô hình nào, thì điều quan trọng và bất biến ở đây chính là lòng tin. Doanh nghiệp phải làm cho người dân tin và tự nguyện đến để bán hàng với giá cao và tự nguyện chia sẻ lợi nhuận khi doanh nghiệp gặp khó và ngược lại”, Phó Thủ tướng cho biết thêm: “Kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh nên các mô hình dự báo tiên tiến của thế giới cũng khó đảm bảo sự chính xác. Nói cách khác là rủi ro ngày càng tăng. Vì vậy để giữ vững liên kết, doanh nghiệp và nông dân phải chia sẻ trách nhiệm dưới sự hỗ trợ trong vai trò “bà đỡ” của nhà nước”.

Quang cảnh Hội nghị

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham quan sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL tại Hội nghị.

Nhiều đại biểu tham quan gian hàng nông sản tại hội nghị


Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL: “Tạo ra chuyển biến tích cực về nhận thức…” Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL: “Tạo ra chuyển biến tích cực về nhận thức…”

Ngày 11.7, BCĐ Liên ngành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quốc gia đã tổ chức Hội nghị sơ...

10/ 10 - 3393 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2832
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng