Hiện ông đã SX được 3 loại máy trỉa đậu phụng: Máy trỉa có gắn máy kéo, máy trỉa 4 hàng đẩy tay, máy trỉa 1 hàng. Thay vì đẩy tay, ông Tiển cải tiến lại khung máy để gắn chiếc máy trỉa đậu phụng vào máy cày tay công suất 7 sức ngựa (CV). Với tốc độ của máy là 35 m/phút (chỉ bằng ½ tốc độ đi bộ) trỉa được 4 hàng một lúc, vị chi mỗi sào (500 m2) chỉ cần 30 phút là trỉa xong và chỉ tốn 1/3 lít xăng cho động cơ kéo. Máy thay thế được 7 - 9 người trỉa thủ công. Theo ông Tiển, nếu trỉa tràn lan trên ruộng không có luống (rò) thì máy vẫn hoạt động bình thường. Thông thường trỉa theo khoảng cách 15cm một hạt, nếu muốn điều chỉnh khoảng cách này cao hoặc thấp hơn thì bằng cách lắp nhông đều chỉnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn để tua lấy hạt chậm hoặc nhanh hơn thì khoảng cách sẽ dày hoặc thưa hơn. Nếu muốn trỉa một hốc 2 hạt thì điều chỉnh độ nghiêng của vòng xoắn cấp hạt. Ông Tiển còn liên tục cải tiến bằng cách gắn các vòng xoắn vào trục ru lô trước để xắn đất, dẹt cỏ, có bộ phận xẻ rãnh phụ để chặn đất khỏi lấp rãnh khi chưa có hạt rơi xuống. Như vậy máy trỉa được trên các chân ruộng đất pha cát, ruộng đất thịt, ruộng không cần làm luống đều được. Trong các dạng máy, máy trỉa 1 hàng là thông dụng hơn cả. Máy có gắn 2 bầu cấp hạt, liên tục thay nhau rơi xuống rãnh. Tốc độ trỉa mỗi phút được 50m. Người trỉa chỉ làm động tác đẩy máy di chuyển. Công suất khá cao, bằng ½ máy trỉa 4 hàng, tức là chỉ cần một tiếng đồng hồ là trỉa xong 1 sào (500 m2), lại nhẹ nhàng cơ động di chuyển. Máy trỉa được trên các chân đất cát pha, đất thịt, đất chai cứng, đất cục, mặt ruộng gồ ghề, lồi lõm… Máy này được người trồng đậu phụng các xã phía tây huyện Phù Cát như Cát Hiệp, Cát Lâm ưa chuộng. Đã có nhiều người đặt hàng cho ông SX

Máy trỉa đậu phụng 3 hàng và 4 hàng của ông Huỳnh Tiển được người địa phương sử dụng

Máy trỉa 4 hàng, đầy bằng sức người phù hợp trên chân đất cát, với tập quán người trồng làm luống sẵn, mỗi luống có 4 hàng. Đây là những vùng thiếu nước tưới, thường được tưới phun sương hay tưới theo rãnh của luống đậu phụng Khi hỏi vì sao máy chưa được chuyển giao nhiều, ông Huỳnh Tiển cho biết nhiều người, ngay cả ở tỉnh Tây Ninh, các tỉnh vùng Tây Nguyên hỏi mua nhưng ông chưa bán, vì máy mới chỉ phù hợp với đồng đất pha cát ở địa phương, chưa thử nghiệm ở nhiều vùng đất nghiêng, đất dốc, vùng nhiều loại đất khác nhau. Như vậy đối với cánh đồng diện tích lớn thì dùng máy trỉa có đầu máy cày tay kéo; đối với đồng đất nhỏ hẹp, làm rãnh luống thì dùng máy trỉa 4 hàng do con người đẩy, còn lại đồng đất gồ ghề, thì dùng máy một hàng cho phù hợp Theo ông Tiển mức độ trỉa đều là 98%, dù mỗi hốc trỉa 1 hay 2 hạt. Đây là cơ sở căn bản để tạo ra chiếc máy thu hoạch đậu phụng trong tương lai

Theo HOÀNG LÂN, nguon NongNghiep.vn


Sáng chế 3 loại máy trỉa đậu phụng Sáng chế 3 loại máy trỉa đậu phụng

Máy trỉa đậu phụng do ông Huỳnh Tiển (62 tuổi) xã Cát Hải, huyện Phù Cát (Bình Định)...

10/ 10 - 3338 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2739
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  4
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng