Hồ tiêu đang là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nên người nông dân bất chấp khuyến cáo ồ ạt mở rộng diện tích ngay cả trên những diện tích đất không phù hợp với loại cây trồng này. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng khiến loại cây trồng này dần thất thế và thiếu bền vững. 
 
 
Anh Phạm Việt Phương ở thôn Phú Quang, xã IaHrú, huyện Chư Pưh cho biết, vườn tiêu 7 sào của gia đình anh đã chết hoàn toàn, giờ chỉ còn trơ trọi thân khô. Nguyên nhân là do giá tiêu liên tục tăng cao nên gia đình đã bón quá nhiều phân NPK và các loại phân khác không đúng qui trình dẫn đến tiêu chết đồng loạt không thể cứu chữa. Vì là vùng đất pha sỏi chỉ phù hợp với cây tiêu nên thời gian tới, anh mong được ngành chức năng hỗ trợ hướng dẫn cải tạo lại đất, qui trình sử dụng các chế phẩm sinh học cũng như các loại phân bón hữu cơ để tiếp tục canh tác cây tiêu bền vững hơn. 
 
 
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết, thực tế là hiện nay, người nông dân có thể mua thuốc bảo vệ thực vật ở bất kỳ chỗ nào, với bất kỳ loại nào nên không thể kiểm soát. Do vậy, các ngành chức năng không nên buông lỏng quản lý ngành vật tư nông nghiệp, đặc biệt là danh mục thuốc bảo vệ thực vật phục vụ các loại cây trồng. 
 
 
Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam với thị trường quốc tế và đặc biệt là hướng đến xây dựng thương hiệu hồ tiêu, giải pháp cốt lõi là cần phải liên kết sản xuất theo chuỗi kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hữu cơ sinh học để giải quyết dứt điểm tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu. Ông Bính khẳng định. 
 
 
Phương án phát triển cây hồ tiêu một cách bền vững và có sức cạnh tranh cao trên thị trường là liên kết sản xuất theo chuỗi, đồng thời, kết hợp với ứng dụng công nghệ hữu cơ sinh học gắn với qui trình canh tác tiên tiến như tưới nước tiết kiệm, trồng cây trụ sống, cây che bóng mát, trồng xen canh với các loại cây trồng khác…đang là mục tiêu được tỉnh Gia Lai đặt ra hàng đầu. 
 
 
Thông qua các buổi hội thảo, đặc biệt được sự hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngay tại vườn cây, nhiều nông hộ nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vốn trước đây chỉ quen canh tác theo cảm tính, thì nay đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp canh tác hữu cơ sinh học. Những mô hình canh tác tiên tiến này đang là giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại trong giai đoạn hiện nay. 
 
 
Theo ông Rơ mah Quay ở thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, trước đây, do tự phát sản xuất hơn 800 cây cà phê và 600 trụ tiêu không được hướng dẫn kỹ thuật nên vườn cây của gia đình ông luôn bị sâu bệnh hại hoành hành, còi cọc chết dần. Hai năm vừa qua nhờ được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn quy trình chăm sóc theo mô hình hữu cơ sinh học, nên vườn cây của gia đình ông đã dần được cải thiện, kiềm chế được côn trùng, độ phì nhiêu của đất rất khả quan. 
 
 
Vườn tiêu hơn 1 ha của gia đình anh Phan Hùng ở thôn Phú Quang, xã Ia Hrú là một trong những mô hình điểm được huyện Chư Pưh đầu tư canh tác theo hướng bền vững sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hưu cơ tiêu chuẩn VietGap kết hợp với hệ thống tưới nước tiết kiệm. Dù thời tiết nắng nóng nhưng vườn tiêu của gia đình anh Hùng vẫn luôn xanh mát, tiêu sinh trưởng và phát triển hiệu quả với đầy đủ cây che bóng mát và vành đai chắn gió. 
 
 
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết: Thời gian qua, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề. Việc làm này nhằm khuyến khích người nông dân liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để được hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng các loại vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng và ổn định đầu ra cho sản phẩm trong giai đoạn tới. 
 
 
Cùng với các giải pháp canh tác tiên tiến tổng hợp, cây giống cũng góp phần quan trọng trong cơ cấu phát triển hồ tiêu bền vững. Hiện nay, nhu cầu về giống hồ tiêu cung cấp cho trồng mới, tái canh, phục hồi các vườn tiêu bị bệnh hại rất lớn, song nguồn giống chủ yếu do các cơ sở vườn ươm nhỏ lẻ cung ứng hoặc người nông dân tự lấy giống từ các vườn cây của mình không qua kiểm định dịch bệnh nên tình trạng lây nhiễm bệnh rất dễ xảy ra. Để có một vườn tiêu chất lượng đủ sức đề kháng, các địa phương trong tỉnh cũng đã có động thái liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư xây dựng giống cây đầu dòng để cung cấp rộng rãi cho nông dân. 
 
 
Ông Nguyễn Minh Tứ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh chia sẻ, để triển khai nhiệm vụ này, huyện cũng đã kêu gọi được Công ty ÔLam kết hợp với Công ty Trường Thịnh đầu tư dự án mô hình trồng tiêu sạch theo chuỗi giá trị VietGap với qui mô trên 100 tỷ đồng tại xã Ia Le. Theo đó, Công ty ÔLam sẽ xây dựng các vườn ươm cung cấp giống đạt chuẩn để triển khai trồng 100 ha và hướng tới sẽ chuyển giao công nghệ cho nông dân mở rộng diện tích trên địa bàn. 
 
 
Mỗi năm, toàn thế giới tiêu thụ khoảng 400.000 tấn hạt tiêu; trong đó, Việt Nam cung ứng trên 170.000 tấn hồ tiêu; đồng thời là quốc gia đứng số 1 về xuất khẩu hồ tiêu. Để hồ tiêu của Việt Nam có được sự cạnh tranh bền bỉ cũng như xây dựng một thương hiệu hồ tiêu uy tín, việc sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị từ khâu sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm gắn với quản trị hiện đại là tất yếu góp phần nâng tầm vị thế hồ tiêu với các nước trên thế giới trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 
 
Nguồn TTXVN

Phát triển hồ tiêu bền vững trong tương lai Phát triển hồ tiêu bền vững trong tương lai

(KHCN-26/6/2017): Tỉnh Gia Lai hiện có 13/17 địa phương canh tác cây hồ tiêu với diện tích trên 16.000...

10/ 10 - 3347 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 2647
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng