Điều là một cây trồng có giá trị kinh tế lớn mà Nhà nước đang khuyến khích phát triển. Sự phát triển của ngành điều đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng triệu lao động trong cả nước, mở ra cơ hội mới cho người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu và hình thành một thế hệ  doanh nhân mới, năng động, mạnh dạn đi tiên phong trong công việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, làm ra sản phẩm hàng hóa, phục vụ thì trường trong nước và quốc tế. Chính vì thế, việc phải có một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển ngành  điều là hướng phát triển tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều (TTNCCĐ) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu ấy.

 

Trong những năm qua, TTNCCĐ đã có những đóng góp thiết thực bằng việc đưa những giống điều ghép cao sản, những tiến bộ kỹ thuật mới về tỉa cành tạo tán, chăm sóc điều các giai đoạn sinh trưởng phát triển vào sản xuất. Từ đó nâng cao năng suất điều bình quân cả nước từ trên dưới 0,5 tấn/ha, cùng sản lượng không quá 150.000 tấn/năm, lên 1 tấn/ha cùng sản lượng trên dưới 300.000 tấn/năm.

 

Một trong những thành quả rất lớn của TTNNCĐ là nghiên cứu - chuyển giao và cho sản xuất một số giống điều có năng suất, chất lượng cao như: PN1; AB29; AB05-08 và xây dựng mô hình thâm canh điều đạt năng suất từ 3-5 tấn/ha tại các tỉnh trồng điều trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…góp phần nâng cao năng suất điều cả nước từ 9,3 tạ/ha năm 2011, lên 13,1 tạ/ha năm 2016. Tính đến vụ điều năm 2017, hàng ngàn hộ dân ở các tỉnh khu vực miền Đông như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận… đã thay thế vườn điều giống cũ bằng hai giống điều mới AB29 và AB05-08. Tổng diện tích lên đến hàng ngàn ha. Trong đó Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng hai giống điều AB29 và AB05-08 nhiều nhất, ước khoảng hơn 13 ngàn ha.

 

Theo TS Trần Công Khanh, sau hơn 10 năm thử nghiệm, đủ cơ sở kết luận 2 giống điều AB phù hợp với các vùng sinh thái Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cao, nhất là mưa trái mùa, sâu bệnh. Năng suất năm thứ 4 sau trồng có thể đạt 1,6-2,2 tấn/ha. Đến năm thứ 8 đạt trên 3,5 tấn/ha với mật độ 200 cây/ha. Về hình thức và chất lượng hạt điều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ việc áp dụng hai giống điều mới và kỹ thuật canh tác điều năm 2016 so với năm 2011, ước đạt 114 ngàn tấn điều thô/năm. Với giá điều trung bình năm 2016 là 40 triệu đồng/tấn, lợi nhuận từ bội thu hàng năm khoảng 4.500 tỷ đồng, trên thực tế thì lợi nhuận còn cao hơn rất nhiều. “Nông dân là người làm trực tiếp, họ có kinh nghiệm để nhận biết đâu là thứ họ cần. Tuy nhiên, chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chưa đủ, mà cần có những bằng chứng khoa học. Và sau nhiều năm theo dõi, nghiên cứu, chúng tôi có thể khẳng định rằng, người nông dân có cơ sở khi chọn giống điều mới để thay thế các giống cũ. Tất nhiên, chúng tôi cũng vẫn đang sát cánh cùng nông dân để cho ra thị trường những hạt điều ngày càng chất lượng hơn”, TS Khanh nhấn mạnh.

 

Theo Hồng Thủy - NNVN.


Nơi nâng tầm chất lượng điều Việt Nơi nâng tầm chất lượng điều Việt

Từ hơn 10 năm nay, ngành điều VN luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về chất lượng, như khẳng định của...

10/ 10 - 3337 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 15642
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  3
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng