Về yếu tố lời, lỗ thì vừa phải kết hợp năng suất cao vừa phải kết hợp nguồn chi phí đầu tư hợp lý, bất kể giá bán cao hay thấp. Nhưng để có lời cao hơn thì sản phẩm phải bán được giá cao. Ví dụ, hai người sản xuất cùng đạt được năng suất 6 tấn/ha. Nhưng người thứ nhất có chi phí đầu tư 15 triệu đồng sẽ có tiền lời cao hơn người thứ 2 phải chi phí hết 22 triệu đồng/ha. Công việc này phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố chủ quan.

Vậy làm sao để thực hiện được các khoản chi phí thấp mà vẫn đạt được năng suất cao, chất lượng tốt?

Để trả lời câu hỏi này ta hãy tham khảo kết quả chương trình "Sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu" do Trung tâm KNQG phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền đã thực hiện từ năm 2016 - 2017.

Các số liệu thu được trong tài liệu này do các cán bộ khuyến nông các huyện cùng theo dõi, tính toán với người nông dân mà có. Vả lại đây là số liệu thu được mỗi vụ từ 65 nông dân thực hiện tại 13 tỉnh ở ĐBSCL, đại diện cho các vùng tiểu sinh thái khác nhau, vì vậy các thông tin này rất đáng tin cậy.

1. Vụ ĐX 2015 - 2016 có tiêu đề “Từ ruộng vườn đến trường quay”. Mục tiêu là biến ruộng đồng thành trường học, cán bộ kỹ thuật và nông dân cùng nhau ra đồng để trao đổi về cách làm lúa có lời cao. Chỉ tiêu chủ yếu là sử dụng loại phân hợp lý, chưa đề cập đế giảm lượng giống sạ, lượng giống sạ giữa mô hình và trong ruộng của dân vẫn 140kg/ha.

Thế nhưng trong mô hình sử dụng loại phân Đầu Trâu có chất lượng cao, đầy đủ dinh dưỡng, dù đạm giảm xuống 29% nhưng năng suất lúa vẫn cao hơn đối chứng 754kg/ha. Bình quân 65 mô hình có chi phí 15.172.000đ/ha, bình quân ruộng đối chứng có chi phí 16.441.000đ/ha, cao hơn ruộng mô hình 1.269.000đ/ha . Nhờ vậy mà tiền lời thu được trong ruộng mô hình cao hơn đối chứng 7.760.000đ/ha.

2. Vụ HT 2016: Quy mô thực hiện cũng trải khắp 13 tỉnh ĐBSCL có 65 nông dân tham gia. Tiêu chí đặt ra là mô hình phải giảm lượng giống sạ còn 80kg/ha, đồng thời vẫn sử dụng phân Đầu Trâu để giảm số lượng bón. Áp dụng các kỹ thuật làm giảm phèn mặn, quản lý nước và sâu bệnh đồng bộ.

Chi phí của mô hình là 15.947.000đ/ha, ruộng đối chứng là 16.958.000đ/ha, cao hơn mô hình 1.101.000đ/ha. Năng suất ruộng mô hình cao hơn đối chứng 496kg thóc/ha. Nhờ vậy giá thành cũng hạ hơn đối chứng 420đ/kg thóc, cuối cùng ruộng mô hình vẫn có lời hơn đối chứng 3.660.000đ/ha.

3. Vụ ĐX 2016 - 2017: Xét về chi phí đầu tư cả mô hình và đối chứng tương đương nhau. Nhưng do mô hình có năng suất lúa cao hơn đối chứng 775kg/ha, cuối cùng lợi nhuận cũng cao hơn đối chứng 4.960.000đ/ha.

4. Vụ HT 2017: Về suất đầu tư thì mô hình vẫn giữ mức sạ 80kg, còn đối chứng dân vẫn sử dụng 150kg/ha và phân bón sử dụng cũng cao hơn mô hình, nên tổng chi phí của ruộng đối chứng bình quân 15 địa điểm là 17.551.429đ/ha, còn ở mô hình chi phí là 15.619.136đ/ha, thấp hơn ruộng đối chứng 1.932.293đ/ha.

Trong đó chi cho giống cao hơn mô hình 676.100đ/ha, phân bón 348.350đ/ha; thuốc bảo vệ thực vật 1.025.522đ/ha; chi phí khác 324.534đ/ha. Kết quả năng suất lúa khô của mô hình cao hơn đối chứng 601kg/ha, dẫn đến giá thành hạ 695đ/kg thóc nên lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng 5.792.398đ/ha.

Theo GS MAI VĂN QUYỀN, nguồn Nongnghiep.vn

Chi phí và lợi nhuận cho 1 vụ lúa Chi phí và lợi nhuận cho 1 vụ lúa

Trong sản xuất lúa, năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và cả...

10/ 10 - 3337 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 6538
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng