Củ khoai mì rất giàu tinh bột và tính thích nghi tương đối rộng nên được trồng nhiều ở các quốc gia nhiệt đới đang phát triển, nhưng để canh tác được cây khoai mì có hiệu quả thì đòi hỏi cần phải cung cấp một lượng dưỡng chất rất lớn, đặc biệt là đạm, kali và nước. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất mà cây khoai mì cần là rất quan trọng. Năng suất củ khoai mì tăng 36% khi bón đầy đủ phân N, P, K so với bón khuyết từng loại phân. Tuy nhiên, việc bổ sung dinh dưỡng thông qua phân bón (chủ yếu là N, P, K) để cung cấp cho đất nhằm cải thiện năng suất của cây trồng lấy củ là không đồng đều. Để canh tác có hiệu quả khoai mì trên những vùng đất phèn thì việc đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất nhằm sử dụng phân bón hợp lý là rất cần thiết. Nghiên cứu được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá đáp ứng sinh trưởng và năng suất của cây khoai mì kè đối với phân N, P, K trồng trên bốn vùng đất phèn ở ĐBSCL.

Thí nghiệm nông hộ (on-farm research) được thực hiện trên ba địa điểm khác nhau của mỗi vùng đất phèn, với mỗi địa điểm là một lần lăjp lại. Các nghiệm thức thı́ nghiệm: bón đầy đủ phân N, P, K; không bón phân lân; không bón phân kali và không bón phân đạm. Kết quả thı́ nghiệm cho thấy bón phân đạm ở liều lượng 90 kg N/ha trên nền 60 P2O5 - 90 K2O (kg/ha) làm tăng khả năng sinh trưởng của khoai mì trên bốn vùng đất phèn, từ đó làm gia tăng số củ, chiều dài củ, đường kính củ và năng suất củ khoai mì tốt hơn so với việc không bón phân đạm. Năng suất củ khoai mì có đáp ứng với phân lân và kali nhưng thấp hơn phân đạm. Đáp ứng năng suất của khoai mì với phân N, P, K theo thứ tự N>P≥K. Năng suất củ khoai mì đạt cao nhất ở vùng đất phèn TSH (16,9 tấn/ha) kế đến là vùng đất phèn ĐTM (13,6 tấn/ha) và thấp nhất là ở vùng đất phèn TGLX (11,0 tấn/ha), BĐCM (12,0 tấn/ha). Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm, lân, kali đến năng suất khoai mì nhằm đưa ra công thức khuyến cáo hiệu quả cho từng vùng đất phèn ở ĐBSCL.

Nguồn: ntbtra - Canthostnews, Theo TCKH  ĐHCT


Ảnh hưởng của bón phân N, P, K lên sự sinh trưởng và năng suất khoai mì trồng trên đất phèn ở ĐBSCL Ảnh hưởng của bón phân N, P, K lên sự sinh trưởng và năng suất khoai mì trồng trên đất phèn ở ĐBSCL

Thứ ba, 28-03-2017 | 08:33:38 Khoai mì (Manihot esculenta Crantz) là một trong những...

10/ 10 - 3401 phiếu bầu

quay lại      In      Số lần xem: 1571
Tin tức liên quan
  • 8 CHỮ G TRONG CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN ĐẤT
  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2020
  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng