Thông tin cập nhật

Quyết liệt phòng chống khảm lá sắn

Quyết liệt phòng chống khảm lá sắn

Trong vòng một thời gian ngắn, Bộ NN-PTNT đã phải tổ chức mấy hội nghị về phòng chống bệnh khảm lá sắn ở các tỉnh phía Nam, mà mới nhất là hội nghị tại TP.HCM vào ngày 28/8.

 

Điều này cho thấy việc phòng chống bệnh khảm lá sắn đang hết sức cấp bách.  

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh

 

Tính đến ngày 20/8, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn (diện tích cộng dồn) ở 10 tỉnh, TP nêu trên là 36.136,3ha (tăng 30.283,6ha so với năm 2017). Trong đó, tỷ lệ gây hại < 30% là 16.242,7ha; từ 30-70% là 11.800,9ha; >70% là 8.092,7ha. Một số diện tích bị bệnh quá nặng, không có khả năng cho năng suất đã được tiến hành tiêu hủy (242,1ha).

 

Có thể nói, tốc độ lây lan của bệnh khảm lá sắn đang rất nhanh. Những nguyên nhân chính của sự lây lan mạnh này là không kiểm soát được nguồn hom giống sắn; giá sắn cao trong khi mức hỗ trợ tiêu hủy lại quá thấp (do sắn hiện vẫn chỉ được coi là cây lương thực) nên nông dân không muốn tiêu hủy; nhiều vườn sắn chủ vườn là người từ nơi khác đến địa phương thuê đất trồng sắn nên không liên hệ được với chủ vườn để vận động, yêu cầu tiêu hủy hoặc chủ vườn không muốn tiêu hủy…

 

Ông Nguyễn Duy Ân, PGĐ Sở NN-PTNT Tây Ninh, cho hay, có một nghịch lý là dù tỉnh này đang bị nhiễm khảm lá sắn trên gần như toàn bộ diện tích (96,5% diện tích trồng sắn bị nhiễm), nhưng người trồng sắn lại đang có lợi nhuận tốt hơn so với trước khi bị bệnh. Sở dĩ co điều đó là vì sắn ở Tây Ninh vốn cho năng suất cao, sản lượng lớn. Từ khi bị dịch bệnh khảm lá sắn, năng suất, sản lượng sắn ở Tây Ninh giảm nhiều, khiến cho giá sắn tăng cao, hiện vào khoảng 3.300-3.500 đ/kg. Với giá sắn cao như vậy, trên những ruộng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, dù năng suất bị giảm nhiều, nhưng lượng sắn thu hoạch được vẫn cho người nông dân có khoản thu nhập tốt hơn nhiều so với số tiền được hỗ trợ nếu chấp nhận tiêu hủy.  

Chi tiết
Cục Bảo vệ thực vật sẽ loại bỏ glyphosate ngay khi có đủ bằng chứng

Cục Bảo vệ thực vật sẽ loại bỏ glyphosate ngay khi có đủ bằng chứng

Trong những năm qua, lượng glyphosate sử dụng ở Việt Nam rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn. Chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ.

 

Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất glyphosate phần lớn đều do Monsanto phân phối cho các doanh nghiệp khác

Chi tiết
Các bài báo gần đây nói về nguy cơ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong máu người

Các bài báo gần đây nói về nguy cơ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong máu người

ần đây dư luận rất xôn xao về hai bài viết trên các tờ báo lớn. Một bài trên báo “Sức khỏe và Đời sống”: “Báo động: Xét nghiệm 67 người ở Hà Nội thì 31 người tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu” của  tác giả Thái Bình, ra ngày 27-07-2018 (bằng cách tách huyết tương từ máu người, nhỏ vào chất chỉ thị màu để kiểm tra nồng độ thuốc BVTV trong máu). Một bài trên báo “Nông nghiệp Việt Nam”: “Báo động đỏ khi làng quê không còn là nơi trong lành, an toàn” của tác giả Dương Đình Tường, ra ngày 1-8-2018: đã xác định 138 trường hợp có nguy cơ và 43 trường hợp không an toàn, tương ứng 56,8% và 17,7% trong tổng số 243 người tham gia (bằng cách đánh giá nồng độ men Cholinesterase (ChE) trong huyết tương bằng giấy phản ứng).  Đơn vị thực hiện khảo sát được nói đều là Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế. Các thông tin này được lan truyền chóng mặt qua các báo điện tử những ngày gần đây làm không ít người dân và cả cán bộ hoang mang.

 

Là nguyên Trưởng Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường, Viện Bảo vệ thực vật và trực tiếp phụ trách Phòng phân tích dư lượng Thuốc BVTV (2000 – 2012), chủ trì đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích nhanh (Enzim, Elisa) và phân tích đa dư lượng thuốc BVTV trong nông sản, phục vụ kiểm soát nông sản an toàn”, 2003- 2005), tôi thấy cần phải có ý kiến với mục tiêu góp phần để chúng ta hiểu đúng thực trạng tồn dư thuốc BVTV hơn. Tại sao nhiều người không tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV mà lại có nguy cơ  bị nhiễm độc máu như vậy? Tại sao quá nhiều người bị suy giảm hoạt độ men ChE huyết tương đến thế do thuốc BVTV? Rồi cả các ý kiến suy diễn cho rằng con người có thể nhiễm độc do sờ, ngửi rau, hoa!!!

 

Trong khi đó, các thuốc ảnh hưởng đến men ChE là Lân hữu cơ và Carbamate lại là các thuốc nhanh bị phân hủy trong môi trường cũng như cơ thể người và vật nuôi và hiện có tỷ trọng nhỏ khoảng 10%  tổng lượng thuốc được sử dụng mà thôi.

 

Chi tiết
Khoai lang Bình Tân cần được hỗ trợ mở rộng theo GAP

Khoai lang Bình Tân cần được hỗ trợ mở rộng theo GAP

Trong 2 năm qua vùng trồng khoai lang huyện Bình Tân được cán bộ Sở NN-PTNT và các cơ quan xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất an toàn và hình thành vùng trồng khoai đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.

15-34-36_sn_xut_khoi_lng_theo_vietgp_-_nh_le_hong_vu_1

Khoai lang trồng theo VietGAP ở Bình Tân (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

 

Chi tiết
Thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 26/7/2018, tại Tiền Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ “Thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

 


Hội nghị thu hút sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các viện, trường, cơ quan khoa học và các doanh nghiệp tham dự. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh chủ trì Hội nghị. 

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các nhà khoa học, các doanh nhân đề cập các nội dung liên quan đến yêu cầu bức thiết về tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và thực trạng tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cần phải khắc phục cũng như sự bức bách về phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ cao ngày càng trở thành vấn đề thời sự nóng hổi. 
Chi tiết
Cứu lấy cây mì

Cứu lấy cây mì

Bệnh khảm lá trên cây mì ở tỉnh Tây Ninh đang chiếm đến 91% diện tích sản xuất mì gần 35 ngàn ha. Nếu ngành Nông nghiệp địa phương không có biện pháp phòng chống hiệu quả, sẽ có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng xuất khẩu nguyên liệu mì trong thời gian tới.

Chi tiết
Đồng Tháp: Chuyển đổi hơn 6.600ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Đồng Tháp: Chuyển đổi hơn 6.600ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Đồng Tháp: Chuyển đổi hơn 6.600ha đất trồng lúa kém hiệu quả

16-02-09_nh_-_dong_thp_khuyen_khich_nguoi_dn_chuyen_doi_dt_kem_hieu_qu_sng_trong_cc_loi_cy_khc

Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả cây trồng khác để tăng hiệu quả trong sản xuất

Trong đó, chuyển đổi đất lúa sang cây trồng hàng năm chiếm 5.457ha, chuyển đổi đất lúa sang trồng cây lâu năm 1.124ha, nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa là hơn 34ha…

Việc canh tác cây hoa màu như bắp, đậu tương, mè, ớt, luân canh trên nền đất lúa góp phần cải tạo đất, phá thế độc canh, cắt đứt vòng đời sâu bệnh trên lúa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân, từng bước ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch và phát huy hiệu quả trong sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư, hạn chế tình trạng thiếu lao động hiện nay. Một số huyện, thị xã đã quan tâm đầu tư phát triển vùng sản xuất hoa màu, phát triển kết cấu hạ tầng, kêu gọi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giúp tăng thu nhập cho người dân.

Theo LÊ HOÀNG VŨ, nguồn Nong nghiep.vn 
Chi tiết
Nông nghiệp thông minh: Mục tiêu và biện pháp

Nông nghiệp thông minh: Mục tiêu và biện pháp

UBND tỉnh Long An vừa tổ chức Lễ hội Lúa gạo và triển lãm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng ĐBSCL lần thứ nhất, năm 2018.

Lễ hội này có ý nghĩa lớn với mục tiêu của tỉnh là tiếp tục giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực giống cây, giống con, các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu sản xuất của Long An và các địa phương. Tạo điều kiện cho các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, quảng bá thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

09-06-24_nh_du_tru_27-7

Chi tiết
Rệp sáp bột hồng hại khoai mì

Rệp sáp bột hồng hại khoai mì

Rệp sáp bột hồng hại khoai mì (sắn/mì) tên khoa học là Phenacoccus manihotii có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ (Paraguay), gây hại nhiều nơi trồng mì trên thế giới nhất là các nước châu Phi như Congo, Zaire, Senegal, Gambia… gần đây gây hại nhiều tại Thái Lan (2008), Cambodia (2013), Lào (2012).

 Hình ảnh cây sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại

 

 

Chi tiết
Cuộc chiến... hạt đậu tương, Việt Nam được lợi gì?

Cuộc chiến... hạt đậu tương, Việt Nam được lợi gì?

Ngay khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu một số loại nông sản từ Mỹ như thịt lợn, đậu tương. Trong bối cảnh có vẻ như khó khăn này, nhiều ý kiến cho rằng, không phải ta không tìm thấy cơ hội.

 

Chi tiết
Tranh thủ để nhập khẩu đậu nành với giá có lợi từ Mỹ

Tranh thủ để nhập khẩu đậu nành với giá có lợi từ Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bắt đầu sau 0h sáng 6/7 (giờ Mỹ), khi Mỹ quyết định áp thuế lên tới 34 tỉ USD đối với hàng Trung Quốc.

Tranh thủ để nhập khẩu đậu nành với giá có lợi từ Mỹ - Ảnh 1.

 

Chi tiết
Nhập khẩu đậu tương đến tháng 4/2018

Nhập khẩu đậu tương đến tháng 4/2018

Đậu tương nhập khẩu từ Mỹ tăng mạnh do giá rẻ

Nhóm hàng đậu tương nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm rất mạnh trên 75% cả về lượng và trị giá trong tháng đầu năm 2018, thì sau đó liên tục tăng mạnh cho đến nay (tháng 2 tăng 129%, tháng 3 tăng 18,5% và tháng 4 tăng 48,5%). Tính tổng cộng 4 tháng đầu năm, đậu tương nhập khẩu tăng 22,3% về lượng và tăng 19,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 562.124 tấn, tương đương 242,34 triệu USD. Tuy nhiên, giá nhập khẩu giảm nhẹ 2,4% so với cùng kỳ, đạt 431 USD/tấn.

Đậu tương nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Mỹ, do có mức giá rẻ nhất thị trường, đạt trung bình 421 USD/tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ; lượng nhập khẩu tăng mạnh 66,8% so với cùng kỳ, đạt 375.100 tấn, trị giá tăng 57,6%, đạt 157,93 triệu USD, chiếm 66,7% trong tổng lượng đậu tương nhập khẩu của cả nước và chiếm 65,2% trong tổng kim ngạch.

Đậu tương xuất xứ từ Canada nhập khẩu về Việt Nam mặc dù giá đắt đỏ nhất 469 USD/tấn, nhưng lượng nhập khẩu vẫn tăng tương đối mạnh 25%, trị giá tăng 23%, đạt 38.966 tấn, tương đương 18,27 triệu USD, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Chỉ duy nhất thị trường Brazil giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt là 24% và 22% so với cùng kỳ, đạt 133.636 tấn, trị giá 58,92 triệu USD, chiếm 24% trong tổng lượng và tổng trị giá. Giá nhập khẩu tăng 2,3%, đạt 440,9 USD/tấn.

Nguồn: http://cafef.vn/nhap-khau-ngo-dau-tuong-lua-mi-lien-tuc-tang-rat-manh

Chi tiết
Phát triển tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn

Phát triển tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng vừa chủ trì hội nghị Sơ kết giai đoạn I kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các tỉnh, thành và doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, chuyên gia, nhà quản lý.

08-52-36_tuoitietkiem3

Gian hàng triển lãm công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của các doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: MP)

 

Chi tiết
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ mới phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam – Nhật Bản”

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ mới phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam – Nhật Bản”

 Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học công nghệ nông nghiệp phát triển với nhiều sáng chế, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đã và đang được áp dụng thành công, mang lại giá trị lớn cho sản xuất. Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, phát triển sản phẩm, kết nối mở cửa thị trường nhằm thu hút đầu tư cải thiện xuất khẩu nông sản với Nhật Bản. Trong chuyến công tác tới Nhật Bản tháng 4/2018, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có buổi đối thoại thành công với đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty Raycean Việt Nam - Đơn vị tư vấn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã làm việc với một số công ty Nhật Bản, tìm hiểu các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và tiềm năng ứng dụng các công nghệ này vào chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam thời gian tới. Nhận thấy hợp tác ứng dụng công nghệ mới cũng như các phương thức quản trị chuỗi giá trị tiên tiến của Nhật Bản trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là rất khả thi, được sự đồng ý của Bộ nông nghiệp và PTNT, ngày 29/5/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phối hợp với Công ty Raycean tổ chức Hội thảo “ Ứng dụng công nghệ mới phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam – Nhật Bản”.

 

Chi tiết
Nghị định mới hướng dẫn tăng lương cơ sở từ ngày 1/7

Nghị định mới hướng dẫn tăng lương cơ sở từ ngày 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Theo nghị định, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1,3 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 72/2018/NĐ-CP;

Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Theo Pháp luật TP.HCM, nguồn Vietnamnet

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 4 Thông tin cập nhật trang 4

10/ 10 - 3318 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  3
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng