Thông tin cập nhật

Tầm quan trọng của CHELATE trong dinh dưỡng cây trồng

Tầm quan trọng của CHELATE trong dinh dưỡng cây trồng

Chelate là những hợp chất đặc biệt đối với các dưỡng chất. Sẽ là rất lý thú để tìm hiểu xem những chelate tạo thuận lợi như thế nào cho việc hấp thu các dưỡng chất mà nếu như không thì những dưỡng chất ấy sẽ rất khó tiêu đối với cây trồng.

Chelates là những hợp chất làm tăng thêm số lượng các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, đặc biệt là các chất vi lượng. Khi thiếu chelate trong dung dịch dinh dưỡng, cây trồng có thể sẽ bị thiếu các chất vi lượng then chốt, gây ức chế sinh trưởng trong những điều kiện bất thuận. Vì vậy người trồng trọt phải đảm bảo chắc chắn rằng những hợp chất này có trong dưỡng chất mà họ dùng để canh tác thủy canh.

Chữ “chelate” bắt nguồn từ chữ “chele” của Hy Lạp nghĩa là móng vuốt, một sự kết hợp mang tính thích ứng cao hơn bởi vì chelate hóa là một quá trình giống như sự nắm chặt và giữ lấy cái gì đó bằng móng vuốt. Vì vậy sẽ là rất lý thú để tìm hiểu xem những chelate tạo thuận lợi như thế nào cho việc hấp thu các dưỡng chất mà nếu như không thì những dưỡng chất ấy sẽ rất khó tiêu đối với cây trồng. rất nhiều nguyên tố vi lượng tích điện dương dạng ion trong dung dịch, trong khi những lỗ hoặc những đường mở trên rễ và lá cây tích điện âm. Những nguyên tố này vì vậy mà không thể vào được bên trong cây bởi sự dính chặt của điện tích âm và điện tích dương; với việc thêm một chelate, những nguyên tố dạng ion sẽ được bao bọc và điện tích dương biến thành điện tích âm hoặc đẳng điện, sẽ cho phép nguyên tố đó đi qua lỗ này vào trong cây trồng một cách dễ ràng.

 

Chi tiết
Cần nhìn nhận khoa học về vai trò của nguyên tố Silic (Si) trong dinh dưỡng đối với cây trồng.

Cần nhìn nhận khoa học về vai trò của nguyên tố Silic (Si) trong dinh dưỡng đối với cây trồng.

Các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng được trích dẫn khá nhiều trong các tài liệu giảng dạy cho sinh viên cũng như các tài liệu về phân bón cho cây trồng; Trước đây có 13 nguyên tố khoáng được xếp vào loại “thiết yếu” cho cây, nếu thiếu cây trồng khó có thể sinh trưởng và phát triển để hoàn thành chu kỳ sống của mình là: N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo; Gần đây các nguyên tố Cacbon, Oxy và Hydro (C, O, H) được các nhà khoa học bổ sung vào mục các nguyên tố thiết yếu để có 16 nguyên tố thiết yếu thay vì 13; Tất nhiên trong nhóm này các nguyên tố cũng sẽ được chia ra 3 nhóm là: Nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và nguyên tố vi lượng. Vai trò của các nguyên tố đã được khoa học chứng minh và nghiên cứu khá sâu, các tài liệu cũng như giáo trình cho sinh viên cũng được đề cập rất cụ thể, tuy nhiên với Silic, một nguyên tố không thuộc diện nguyên tố thiết yếu, thì các thông tin và sự hiểu biết vai trò của nó dưới góc độ dinh dưỡng thì chưa nhiều, thật sai lầm khi mà chúng ta lãng quên và đánh giá nguyên tố này một cách hờ hững, không ít trường hợp, không ít loại đất và mùa vụ, Silic chính là một trong ít nguyên tố “hạn chế” năng suất theo định luật Leibig (định luật tối thiểu). 

 

Chi tiết
Biện pháp nào tăng hiệu quả sử dụng đất lúa?

Biện pháp nào tăng hiệu quả sử dụng đất lúa?

Nhờ biết áp dụng kỹ thuật tốt nên bà con nông dân ở miền Bắc thường đạt năng suất lúa thấp nhất cũng được 150 - 160 kg/sào Bắc bộ (khoảng 4,2 - 4,4 tấn/ha cho đến 300 kg/sào (khoảng 8 tấn/ha)

13-08-42_nh-2

Chi tiết
Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Phổ biến việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước cho cây trồng là chỉ đạo mới đây của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát

Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Hệ thống tưới nhỏ giọt tại một vườn dâu tây công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng)

 

Chi tiết
Trồng nấm ở Quảng Bình

Trồng nấm ở Quảng Bình

Mô hình trồng nấm dược liệu, nấm sò ngoài việc đưa lại hiệu quả kinh tế cho người SX còn có tác dụng trong việc bảo vệ và làm sạch môi trường ngay tại khu vực vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng.

Được sự hỗ trợ về kỹ thuật, nhiều hộ dân ở các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã trồng được các loại nấm có giá trị kinh tế cao, hạn chế việc khai thác lâm sản trái phép. Vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 13 xã nằm tập trung tại khu vực các thung lũng và ven hai con sông Chày, sông Son. Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru, Vân Kiều và Chứt. SX nông nghiệp vẫn còn khá lạc hậu, canh tác nương rẫy là phổ biến, đồng bào chưa biết cách đầu tư thâm canh cây trồng.

Cuối năm 2014, Tổ chức Hợp tác kỹ thuật của CHLB Đức (gọi tắt là GIZ) đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Quảng Bình đã thực hiện dự án chuyển giao công nghệ trồng nấm dược liệu cho bà con vùng đệm. Nhờ tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bã mía... dự án đã góp phần vào việc hạn chế nguồn phế thải này đưa ra môi trường. Phế thải sau khi trồng nấm linh chi, nấm sò còn được tận dụng để trồng nấm rơm, sau khi trồng nấm rơm có thể làm phân bón cho cây trồng. Ông Bùi Văn Thịnh, phụ trách dự án sinh kế vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc Tổ chức GIZ tại Quảng Bình cho biết: “Tháng 10/2014, qua khảo sát tại 3 xã Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch (huyện Bố Trạch), chúng tôi nhận thấy đây là những địa phương có đủ điều kiện thuận lợi như địa hình tương đối cao ít xảy ra ngập lụt, môi trường khí hậu tốt, lực lượng lao động dồi dào, nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp để làm nấm lại phong phú, rất phù hợp để chuyển giao công nghệ trồng nấm dược liệu”. Cuối năm 2014, sau khi được tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm và được cấp phát số lượng bịch nấm, 40 hộ gia đình thuộc 3 xã trên đã tham gia dự án liền bắt tay vào các công đoạn hấp bịch, cấy giống, treo bịch, chăm sóc nấm dược liệu. Theo số liệu thống kê tại 3 xã đã SX được 9.000 bịch nấm linh chi và 7.200 bịch nấm sò bán thành phẩm. Sau hơn 4 tháng triển khai, kết quả thực hiện mô hình trồng nấm dược liệu tại 3 xã nói trên bước đầu đã có những kết quả rất khả quan.

Mẻ nấm linh chi đầu tiên trước khi thu hoạch

 

Bước đầu, tổng sản lượng sau thu hoạch đợt 1 của cả 40 hộ được hơn 3.000 kg nấm sò tươi nhân với giá bán (trên dưới 40.000 đồng/kg), thu về giá trị kinh tế hơn 120 triệu đồng. Nấm linh chi thu hoạch được hơn 100 kg khô với giá bán bình quân 600.000 đ/kg, thu về gần 60 triệu đồng. Riêng sản phẩm nấm linh chi được Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Quảng Bình thu mua 100% để tìm mối tiêu thụ cho dân. Trước mắt, khi chưa tìm được đầu ra, Trung tâm sẽ dùng nó để SX trà túi lọc linh chi cung cấp cho thị trường nội tỉnh. Sản phẩm nấm sò tươi được đóng gói đưa ra một số chợ như chợ Phong Nha, chợ Tróc và đang tìm cơ hội để đưa ra thị trường các tỉnh lân cận và nhất là nhắm tới du khách từ các tỉnh khác khi họ đến du lịch VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy mới ở giai đoạn đầu của dự án, nhưng mô hình trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho 40 hộ tham gia và có tác dụng kích thích một số hộ tự bỏ thêm vốn để đầu tư mở rộng SX. Điển hình là hộ ông Nguyễn Hữu Nghị, xã Phúc Trạch, tự bỏ vốn SX thêm hơn 400 bịch nấm linh chi; hộ anh Trần Xuân Thành, xã Sơn Trạch, đầu tư thêm gần 800 bịch nấm linh chi và nấm sò. Mô hình trồng nấm dược liệu, nấm sò ngoài việc đưa lại hiệu quả kinh tế cho người SX còn có tác dụng trong việc bảo vệ và làm sạch môi trường ngay tại khu vực vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng.

 

Nguồn NongNghiep.vn

 

 

Chi tiết
Quy định về chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong ngành nông nghiệp

Quy định về chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong ngành nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư  số 07/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/2/2015 hướng dẫn chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 02/4/2015.

 

 

 

Mục đích của việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài là từng bước hài hòa hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế. Đồng thời làm căn cứ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, vật tư nông nghiệp.

Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài là cho phép áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc chấp thuận tiêu chuẩn phải đáp ứng các tiêu chí: không trái với quy định của pháp luật và làm tổn hại tới an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế-xã hội và các lợi ích khác của Việt Nam; phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan (nếu có); phù hợp với điều kiện kinh tế; kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam; đáp ứng yêu cầu quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất trong nước.

Thông tư cũng quy định rõ nguồn kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài. Nội dung chi gồm chi mua tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, chi dịch, hiệu đính và biên tập tiêu chuẩn từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chi họp Hội đồng thẩm tra, Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn…Mức chi cho việc chấp thuận tiêu chuẩn áp dụng tương ứng với khung mức chi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định hiện hành.

ISGMARD

Chi tiết
Ồ ạt khoan giếng cứu cây trồng

Ồ ạt khoan giếng cứu cây trồng

Giữa đỉnh điểm khô hạn, để tự cứu cây trồng, nhiều nhà vườn đang ồ ạt khoan giếng khiến mạch nước ngầm bị suy kiệt

Ồ ạt khoan giếng cứu cây trồng

Khoan giếng mới

Đang vào đỉnh điểm mùa khô hạn, người dân tỉnh Đồng Nai phải tìm đủ mọi cách chống hạn, nhưng nhiều diện tích cây trồng vẫn khô héo và chết. Do vậy, để tự cứu cây trồng, nhiều nhà vườn đang ồ ạt khoan giếng khiến mạch nước ngầm bị suy kiệt

 

 

Chi tiết
Nam Lâm Đồng hạn gay gắt

Nam Lâm Đồng hạn gay gắt

Chỉ mới cuối tháng 3 đầu tháng 4 nhưng những gì diễn ra trong thực tế cho thấy năm nay hạn hán sẽ diễn ra khá khốc liệt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Nam Lâm Đồng hạn gay gắt

Nạn chặn dòng cục bộ trên một số sông suối ở Đạ Tẻh

Chi tiết
Chống hạn cho Tây Nguyên, Nam Trung bộ: Phải 'điểm' đúng 'huyệt'

Chống hạn cho Tây Nguyên, Nam Trung bộ: Phải 'điểm' đúng 'huyệt'

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Khi tôi làm Thứ trưởng Bộ Thủy lợi rồi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, chưa bao giờ nghe câu thiếu nước 80%, mà 40% đã là ghê gớm lắm rồi. Như vậy thì chết chứ làm sao sống được./ Bộ trưởng Cao Đức Phát kiểm tra tình hình hạn hán tại Ninh Thuận.

17-23-20_ong-vu-trong-hong

GS.TS Vũ Trọng Hồng

"Tại sao tình trạng hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ diễn ra dai dẳng nhiều năm, và đến nay lại khốc liệt như thế? Các nhà khoa học thủy lợi cứ mải mê đề xuất giải pháp chống hạn trước mắt mà coi nhẹ việc đi tìm nguyên nhân. Khi hạn hán xảy ra, chúng ta thường đổ lỗi do trời. Nhưng tại sao những vùng có tổng lượng nước thừa cả chục tỷ m3 so với nhu cầu sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt (ví dụ như lưu vực sông lớn ở Tây Nguyên) vẫn bị thiếu hụt nghiêm trọng vào mùa khô? Chắc chắn, hệ thống thủy lợi của ta đang có vấn đề". Đó là chia sẻ của GS.TS Vũ Trọng Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam khi nói tới vấn đề phòng, chống hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

 

Chi tiết
Công chức Bộ đi bán dưa cũng chỉ 'xoa dịu tạm thời'

Công chức Bộ đi bán dưa cũng chỉ 'xoa dịu tạm thời'

“Nền SX nông nghiệp hàng hóa mà cứ để cho nông dân và thương lái tự xoay sở thì làm sao họ lo cho nổi?” - PGS.TS Vũ Trọng Khải.

dưa hấu, nông sản, nông dân, chuyên gia, doanh nhân, Trung Quốc

Dưa hấu được đem về bán tại trụ sở Bộ Công thương sáng 9-4. Ảnh: Việt Dũng/ Tuổi trẻ

Hiện nay nhiều nhóm tình nguyện đang huy động bán dưa hấu giúp bà con vùng lũ Quảng Nam. Còn bản thân Bộ Công thương, trước tình hình ùn ứ dưa hấu ở cửa khẩu Lạng Sơn, đã mua một xe dưa hấu đem về bán tại trụ sở bộ để chia sẻ khó khăn với nông dân.

Những việc làm này đã lan tỏa sự đồng cảm và hành động chung tay trong cộng đồng. Tuy nhiên, bao khó khăn, bế tắc trong việc giải quyết đầu ra cho dưa hấu nói riêng và các nông sản nói chung vẫn là bài toán khó, khiến nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan.

Dưới đây là một số ý kiến của chính người trồng dưa, các chuyên gia nông nghiệp, kinh tế… mà Tuần Việt Nam ghi nhận. Trân trọng mời độc giả cùng tham gia thảo luận

 

Chi tiết
Ứng phó hạn hán: Ninh Thuận cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn

Ứng phó hạn hán: Ninh Thuận cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn

"Hạn hán có thể lặp lại với tần suất dày hơn, nặng nề hơn, do vậy cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Ninh Thuận cần phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn với các loại cây trồng..." - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

 

Chi tiết
Ưu tiên hàng đầu chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô chuyển gen

Ưu tiên hàng đầu chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô chuyển gen

Trong bối cảnh hàng ngàn nông dân cả nước sắp có cơ hội “mắt thấy, tai nghe, tay trồng” giống ngô mới được cho là sẽ mang đến lợi ích vượt trội này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Kumar Datta, Tổng Giám đốc công ty Syngenta Việt Nam.

 

Chi tiết
Sự kiện

Sự kiện "Khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam"

Sự kiện “Khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2015 tại Tòa nhà Dự án Trung tâm Thông tin KH&CN khu vực phía Nam - số 1196 đường 3/2, Phường 8, Quận 11, TP.HCM. 

 

Chi tiết
Kiểm tra dịch hại bằng bẫy đèn

Kiểm tra dịch hại bằng bẫy đèn

Vụ ĐX 2014-2015, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang đã thí điểm lắp đặt 3 chiếc bẫy đèn năng lượng mặt trời để thu mẫu và dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên ruộng lúa cho hiệu quả rất cao.

11-00-37_thu-mu-con-trung-gy-hi

Bẫy đèn năng lượng mặt trời

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 20 Thông tin cập nhật trang 20

10/ 10 - 3319 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  1
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng