Thông tin cập nhật

Hội nghị

Hội nghị "Việt Nam gia nhập TPP – Triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp"

Sáng ngày 6/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Toàn thể Chương trình Hỗ trợ Quốc tế (ISG) năm 2015: “Việt Nam gia nhập TPP: Triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp”. Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đồng chủ trì Hội nghị.

 

Hội nghị đã giới thiệu tổng quan toàn bộ nội dung các cam kết của TPP có liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam và đánh giá tác động của TPP tới ngành nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chủ lực của Việt Nam có mức thuế bằng 0%. Một cơ hội khác lớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao quy mô phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.


Trong số mười một đối tác trong TPP, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru là những nước lần đầu tiên Việt Nam đạt được thỏa thuận về thương mại tự do và có những bước cắt giảm thuế lớn. Nhật Bản là đối tác Việt Nam đã từng có 2 thỏa thuận Đối tác kinh tế, cũng đạt được thỏa thuận thương mại tự do đối với nhiều dòng hàng hóa mà Việt Nam có lợi ích xuất khẩu, cải thiện lớn so với 2 Hiệp định Đối tác kinh tế trước đây. Australia, New Zealand và Malaysia, Singapore, Brunei là những đối tác Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand và Hiệp định ATIGA.


Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam.


Tham gia Hiệp định TPP, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu. Tuy cắt giảm thuế nhưng nhiều nước vẫn còn hàng rào phi thuế cao. Các quy định khác của Hiệp định TPP về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y), lao động, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường … cũng rất chặt chẽ. Đặc biệt, đối với những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau.


Để tận dụng triệt để cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại, giảm thiểu tác động của các thách thức đã và đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các nhóm giải pháp chính như: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam; Tăng cường nhân lực; Nâng cao năng suất lao động; phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành; Đẩy nhanh quá tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; Khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách; Nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác; Nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường; Nâng cao khả năng vận dụng cam kết và các biện pháp được áp dụng trong các FTAs; Tăng cường năng lực cho Hiệp hội ngành hàng và Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

 

Theo MARD

Chi tiết
Tại Đà Lạt, người Nhật trồng rau sạch có lãi, ta thì sao?

Tại Đà Lạt, người Nhật trồng rau sạch có lãi, ta thì sao?

Trong khi người dân nước mình loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới

Chi tiết
10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

Những thành tựu của ngành nông nghiệp đạt được trong 70 năm qua rất to lớn, làm thay đổi vị thế của người nông dân từ những người làm thuê, nghèo đói sang làm chủ, có ruộng đất, được áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn.

 

Ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông, nay là Bộ NN&PTNT. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành nông nghiệp Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ.

Năm 2015 cũng là năm đầu tiên Thủ tướng Chính phủ có quyết định chọn ngày 14/11 hằng năm là "Ngày truyền thống ngành NN&PTNT Việt Nam" nhằm khẳng định vai trò của sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

Sản xuất nông nghiệp của nước ta từ một nền sản xuất lạc hậu, năng suất, hiệu quả thấp, tự cung tự cấp đã chuyển mạnh sang một nền sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và có nhiều mặt hàng chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế.

Nhân dịp này, Bộ NN&PTNT công bố 10 thành tựu nổi bật của ngành trong giai đoạn 2010-2015.

 

1. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng. Với nhiều cách làm sáng tạo, nhiều nguồn lực đã được huy động để xây dựng nông thôn mới, nhờ đó diện mạo của nhiều vùng nông thôn nước ta đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên. Đến cuối năm 2015 có khoảng 1.500 xã và 9 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 

2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 là dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành NN&PTNT trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu nông sản khó khăn, sức mua giảm… Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD/năm.

 

3. Hình ảnh những cán bộ kiểm ngư anh dũng đấu tranh trên biển đã khích lệ lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Dù mới được thành lập (11/2012) nhưng Kiểm ngư Việt Nam đã khẳng định trọng trách lớn trong việc tham gia thực thi pháp luật trên biển, tích cực giúp đỡ và hỗ trợ cho ngư dân vươn khơi.

 

4. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ tái cơ cấu. Trong đó có 17 quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch khu vực, vùng, địa bàn cụ thể… góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành.

 

5. Giữ ổn định 3,8 triệu ha đất trồng lúa là chủ trương lớn trong nông nghiệp được Quốc hội thông qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như sinh kế của nông dân. Nhờ đó, lợi thế về cây lúa tiếp tục được phát huy và có nhiều chính sách mới ra đời nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống người trồng lúa.

 

6. Thông tư liên tịch số 14 về “kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính” trong ngành NN&PTNT đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc hệ thống, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính Nhà nước, cải cách công vụ của Chính phủ.

 

7. Hơn 2,7 tỉ USD huy động nguồn vốn ODA trong nông nghiệp, nông thôn là mức kỷ lục trong 5 năm qua. Từ nguồn vốn này, nhiều công trình thủy lợi, giao thông nông thôn… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, qua đó góp phần phát huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.

 

8. Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, các doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những sản phẩm chất lượng, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.

 

9. Một nhiệm kỳ Quốc hội thông qua nhiều bộ luật nhất về lĩnh vực nông nghiệp. Việc thông qua Luật Phòng chống chống thiên tai, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực này.

 

10. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Khi chính sách đi vào cuộc sống đã nâng diện tích rừng được bảo vệ từ 2,8-3,37 triệu ha. Đồng thời, tạo ra nguồn tài chính bền vững, góp phần ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi.

 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, nông nghiệp, nông thôn đã đi đầu trong đổi mới và giành được những thành tựu toàn diện.
 

Bước sang giai đoạn mới, nhiệm vụ của ngành NN&PTNT hết sức nặng nề với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, mạnh mẽ. Do đó, ngành NN&PTNT phải phấn đấu đạt và vượt mục tiêu để tăng trưởng bền vững, chất lượng, tiếp tục góp phần cải thiện nhanh điều kiện sống của dân cư nông thôn...

 

Nguồn Huy Lâm - Chinhphu

Chi tiết
Cây sắn Việt Nam, nghiên cứu & phát triển

Cây sắn Việt Nam, nghiên cứu & phát triển

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19. Sắn là cây lương thực chính của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi núi.

Cây sắn Việt Nam, nghiên cứu phát triển

Chi tiết
Gia nhập TPP: Nông sản '5 ăn, 5 thua'

Gia nhập TPP: Nông sản '5 ăn, 5 thua'

Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan hơn 98,3% mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp theo lộ trình xóa bỏ ngay và xóa bỏ dần đến năm thứ 13 với từng sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thông tin tại Hội nghị toàn thể ISG 2015 với chủ đề “Việt Nam gia nhập TPP – Triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp”, tổ chức cuối tuần qua, tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường XK khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam áp dụng nguyên tắc một bản chào đa phương cho 11 thành viên còn lại của TPP. Việt Nam cam kết đưa khoảng hơn 98,3% mặt hàng vào lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan, từ xóa bỏ ngay đến năm thứ 13 tùy sản phẩm. “Đồng thời, Việt Nam giữ được lộ trình xóa bỏ tương đối dài với hai nhóm hàng là thịt lợn và thịt gà, mặc dù Việt Nam đã có cam kết mở cửa tại các hiệp định tự do ASEAN và ASEAN+; duy trì mức bảo hộ đối với 3 mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan tại WTO có cải thiện về ưu đãi thuế suất là đường, trứng, muối”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói. Song song đó, ngành nông nghiệp có cơ hội tăng cường tiếp cận các thị trường lớn nhất thế giới với ưu thế đáng kể. Hiện nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường XK quan trọng hàng đầu đối với nông lâm thủy sản Việt Nam. “Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch XK hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch XK thủy sản; 100% kim ngạch XK gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam…”, Bộ trưởng nêu rõ. Không những vậy, TPP sẽ tạo động lực và sức ép cho DN trong nước đầu tư SX theo hướng giảm XK nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường XK sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.

 

Tại hội nghị, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng, ngành nông nghiệp cực kỳ quan trọng đối với môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam. Mặc dù có sự tăng trưởng to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nhưng ngành nông nghiệp vẫn là nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Theo ông Ted, nông nghiệp sử dụng gần 50% dân số và đang tiếp tục đáp ứng các thách thức về cung cấp thực phẩm cho dân số tăng nhanh ở Việt Nam cũng như toàn cầu. Nông nghiệp đã mang lại doanh thu khoảng 30,8 tỷ USD từ XK cho Việt Nam trong năm 2014. Các đối tác thương mại khác nhau, từ các nước đang phát triển ở châu Phi; các thành viên của tổ chức ASEAN; đến thị trường của các nước phát triển ở châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đang ngày càng chuyển sang NK một loạt các sản phẩm nông, thủy sản và các sản phẩm lâm nghiệp từ Việt Nam. “Như vậy, khi gia nhập TPP, nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với kinh tế Việt Nam cũng như đối với an ninh lương thực trong khu vực là rất to lớn”, ông Ted Osius nói. Ngoài ra, theo vị đại sứ, sự tiếp tục hội nhập sâu hơn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ mở cửa cho việc đầu tư vào thiết bị và công nghệ hiện đại hơn, hiện đại hóa ngành nông nghiệp và làm cho nó hiệu quả hơn. “Tự do hóa thương mại đem lại những thay đổi năng động và bất ngờ trong một nền kinh tế. Một ví dụ là khi Hoa Kỳ hoàn tất thỏa thuận thương mại khu vực đầu tiên của mình, Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã có nhiều lo ngại sẽ làm tổn hại tới nông dân, đặc biệt là đối với các hộ SX quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trong thực tế, hiệp định này đã tạo ra những thị trường lớn hơn cho tất cả các nhà SX trong khu vực. Tổng thương mại nông nghiệp song phương giữa Hoa Kỳ và hai đối tác của NAFTA là Canada và Mexico đã tăng lên gần 5 lần so với mức thu trong năm trước khi thực hiện NAFTA và đã vượt qua mốc 100 tỷ USD trong năm 2014”, ông Ted Osius phân tích. Không lạc quan như ông Ted, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy đã cắt giảm thuế nhưng nhiều nước vẫn còn hàng rào phi thuế cao. “Các quy định về bảo vệ bản quyền như giống, thuốc BVTV, lao động, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường… cũng rất chặt chẽ. Ngành sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu NK”, Bộ trưởng cho biết.

 

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tỏ ra lo ngại. “Trên nguyên tắc việc tham gia TPP và miễn giảm thuế sẽ tạo điều kiện tốt cho XK và tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội này phụ thuộc vào chênh lệch về thuế suất trước và sau TPP cũng như khả năng cạnh tranh và chất lượng hàng nông sản của Việt Nam”, ông Tuấn nói. Theo nhà nghiên cứu này, nông sản Việt Nam sẽ “5 ăn, 5 thua” khi gia nhập TPP. Một số mặt hàng sẽ gặp thuận lợi trong XK khi thuế suất bằng 0% như thủy sản, rau quả. Ngược lại, khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp vẫn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi, khi chúng ta đang “sở hữu” một nền chăn nuôi chưa tập trung, năng suất và chất lượng thấp. Để “đón sóng” TPP, theo một số chuyên gia tham dự hội thảo, ngành nông nghiệp cần đưa ra các giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng. Theo đó, đối với rau quả và gạo cần phát triển thị trường Mỹ, Canada; phát triển chế biến và thu hút FDI. Thủy sản cần kiểm soát chặt chẽ sử dụng hóa chất trong nuôi trồng, xây dựng thương hiệu. Mặt hàng gỗ cần kết nối DN Việt Nam và DN XK gỗ của Úc, New Zealand để tiếp cận nguồn nguyên liệu nguồn gốc xuất xứ tốt hơn, đảm bảo yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc xuất xứ... “Giải pháp để khai thác tốt hơn thời cơ mới do TPP đem lại và đối phó một cách có hiệu quả đối với thách thức, đó là chúng ta phải thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát huy cao hơn lợi thế của ngành nông nghiệp, kết hợp với ứng dụng KHKT, tổ chức lại SX để các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, chiếm lĩnh thị trường mà đã được các nước cam kết mở cửa cho chúng ta. Mặt khác, cần nâng cao khả năng cạnh tranh những ngành hàng hiện nay chúng ta còn yếu thế, để chúng ta đứng vững không chỉ cạnh tranh trong TPP mà còn cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp nói chung.

 

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã và đang xây dựng nhiều văn bản, luật pháp và cơ chế chinh sách để trình Chính phủ và Quốc hội để ban hành, tạo ra một hành lang pháp lý, một môi trường thuận lợi để thực hiện giải pháp quan trọng đối với ngành. Đối với KHKT, ngoài việc đổi mới cách quản lý các cơ sở nghiên cứu chuyển giao của nhà nước, Bộ cũng chú trọng tới việc tạo môi trường thuận lợi, để khuyến khích DN đầu tư vào nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng, đặc biệt là công nghệ cao”, Bộ trưởng Cao Đức Phát.

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Xây dựng 3 trung tâm công nghệ sinh học ngang tầm thế giới

Xây dựng 3 trung tâm công nghệ sinh học ngang tầm thế giới

Ba trung tâm công nghệ sinh học này có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; có đội ngũ nhân lực đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia.

Theo quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học. Ba trung tâm công nghệ sinh học này có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; có đội ngũ nhân lực đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu công nghệ tạo các sản phẩm chất lượng cao cho sản xuất quy mô pilot (sản xuất thử nghiệm) và quy mô công nghiệp.

 

Tùy vào quy mô, cơ cấu tổ chức, giai đoạn phát triển, mỗi trung tâm có trung bình từ 200-500 cán bộ khoa học công nghệ làm việc. Trong đó, giai đoạn 2016-2020, đầu tư nâng cấp Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Bắc; đầu tư bổ sung cho Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam; đầu tư ban đầu phát triển cơ sở hạ tầng cho Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung. Tiếp tục phát triển mạng lưới, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho 10 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trọng điểm cấp quốc gia để có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.

 

Mỗi phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia có từ 40-50 cán bộ có trình độ chuyên sâu về công nghệ sinh học. Xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (kể cả công lập và ngoài công lập) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành trên cơ sở quy hoạch tổ chức khoa học và công nghệ công lập và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực. Tập trung đầu tư một số viện, trung tâm công nghệ sinh học mạnh của bộ, ngành có cơ sở vật chất hiện đại đạt trình độ khu vực và quốc tế, có nguồn nhân lực đủ trình độ để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Các viện, trung tâm này hợp tác, liên kết với các trung tâm cấp quốc gia trong việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra tại các trung tâm cấp quốc gia. Mỗi tổ chức này có khoảng 50-100 cán bộ có trình độ chuyên môn về công nghệ sinh học.

 

Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trực thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành hoặc theo vùng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Quy mô của các phòng thí nghiệm có khoảng 20-30 cán bộ chuyên môn về công nghệ sinh học. Xây dựng mạng lưới các tổ chức nghiên cứu triển khai, các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học (kể cả công lập và ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu tiếp thu, ứng dụng và chuyển giao trên địa bàn kết quả nghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu cấp quốc gia, cấp bộ, ngành.

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Khai mạc Agro Viet 2015

Khai mạc Agro Viet 2015

Ngày 6/11, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 15 (Agroviet 2015) sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Đây không chỉ là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động của Bộ NN-PTNT hướng tới 70 năm thành lập Bộ Canh nông (14/11/1945 – 14/11/2015), mà còn hưởng ứng đợt cao điểm vệ sinh ATTP toàn ngành nông nghiệp đang quyết liệt triển khai. Với chủ đề: “Tăng cường hiệu quả chế biến và bảo quản thực phẩm”, Agro Viet 2015 là sự kiện xúc tiến thương mại (XTTM) có tầm quan trọng bậc nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015, nhằm chào mừng 70 năm thành lập Bộ Canh nông và 20 năm thành lập Bộ NN-PTNT. Đây cũng là dịp để các tổ chức, DN quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao hình ảnh của ngành nông nghiệp Việt Nam, tôn vinh những sản phẩm nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, giới thiệu những tiến bộ KH-KT mới trong SX nông nghiệp nhằm góp phần hiện thực hóa. Hội chợ triển lãm năm nay được tổ chức dựa trên thành công của 14 kỳ hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet được tổ chức thường niên những năm trước đây. Với quy mô lớn trên 400 gian hàng, hội chợ sẽ quy tụ đông đảo các cơ quan, DN, địa phương trong cả nước cùng bạn bè quốc tế. Các gian hàng khu vực ngoài trời là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng thế mạnh của Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố, cùng các khu vực giới thiệu, giao dịch các mặt hàng như giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc thiết bị, sáng chế máy nông nghiệp; khu trưng bày các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, lưu niệm... Tại Hội nghị toàn quốc triển khai quản lí chất lượng, ATTP diễn ra hôm qua (5/11), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, thời gian tới, nhất là dịp từ nay đến Tết Nguyên đán, Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương sẽ tổ chức nhiều chuỗi hội chợ nông sản lớn, trong đó sẽ có các hội chợ chỉ chuyên chào bán các mặt hàng nông sản an toàn, có xác nhận của Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng. Trong đó , Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 15 (Agro Viet 2015) sẽ là một trong những chuỗi hội chợ đó. Ở khu trong nhà, sẽ được phân chia cho các gian hàng của các tổ chức, đại sứ quán, DN quốc tế, các Cty liên doanh; các tổng Cty, tập đoàn, DN lớn; khu gian hàng các viện, trung tâm nghiên cứu, trường ĐH... Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm, sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như: Hội nghị sử dụng phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp; Hội thảo “Liên kết chuỗi giá trị trong SX, tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản Việt Nam”; Chương trình Nhịp cầu Nhà nông; tổ chức đoàn nông dân tiêu biểu đến tham quan, học tập tại hội chợ với khoảng 1.000 đại biểu của 25 đoàn nông dân thuộc các tỉnh, thành vùng ĐBSH và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc... Đặc biệt, chương trình giao thương giữa DN Việt Nam và các DN nước ngoài (diễn ra chiều ngày 6/11/2015 tại phòng hội thảo tầng 3, Nhà triển lãm Nông nghiệp Việt Nam) sẽ có sự tham dự của khoảng 100 DN (50 DN Việt Nam và 50 DN nước ngoài). Các DN nước ngoài tham dự Hội chợ đến từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ucraina, Nam Phi, Đài Loan... Trong đó, Trung Quốc là có số lượng DN tham gia hội chợ lần này đông đảo nhất (16 DN). Đây cũng là thị trường có tiềm năng phát triển đối với hàng hoá XK của Việt Nam. Diễn đàn sẽ là dịp để DN hai nước cùng nhau thảo luận, tìm kiếm đối tác, cơ hội XNK, nhất là các mặt hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam như cà phê, cao su, tiêu, điều, rau quả, gạo, sắn, thủy sản, đồ gỗ... Đồng thời, cũng sẽ chào mua các mặt hàng từ DN nước ngoài như máy móc, bảo quản thực phảm, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư thú y, công cụ sản xuất, dây chuyền, thiết bị SX, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, một số loại giống cây trồng... Lễ khai mạc Hội chợ diễn ra từ 8h30 – 9h30 ngày 6/11/2015 tại Đại sảnh tầng 1, Nhà triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Hội chợ triển lãm diễn ra đến hết ngày 9/11/2015.

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Nấm ăn vừa bổ dưỡng vừa chữa được nhiều bệnh

Nấm ăn vừa bổ dưỡng vừa chữa được nhiều bệnh

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...

Chi tiết
Người trồng mì đang 'cõng' nhiều nỗi lo

Người trồng mì đang 'cõng' nhiều nỗi lo

Thời gian qua, không ít nông dân trong tỉnh Bình Phước chạy theo phong trào chặt - trồng, trồng - chặt với ý định đón đầu những mặt hàng nông sản đang “thịnh”. Trong khi nông dân lại không nắm được thông tin về giá, thị trường đầu ra của sản phẩm. Vì thế không tránh khỏi tình trạng bị tư thương ép giá hoặc thao túng thị phần. Cây sắn (mì) là một ví dụ điển hình.

Chi tiết
3 thách thức lớn khi gia nhập TPP

3 thách thức lớn khi gia nhập TPP

TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Chi tiết
Đòn bẩy cho nông nghiệp

Đòn bẩy cho nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, sự kiện Hiệp định TPP được thông qua sẽ là đòn bẩy cho nông nghiệp Việt Nam.

12 quốc gia tham gia Hiệp định TPP có dân số khoảng 600 triệu người nhưng chiếm tới 40% GDP toàn cầu, trong đó Việt Nam là nước có trình độ SX đi sau so với nhiều thành viên còn lại. Đối với nông nghiệp Việt Nam, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, có 4 yếu tố có thể mang lại cơ hội lớn khi chúng ta tham gia TPP. Một là sẽ mở ra thị trường XK nông sản vô cùng lớn cho Việt Nam, thị trường 600 triệu dân này sẽ giúp Việt Nam giảm được áp lực phải phụ thuộc vào một số thị trường XK truyền thống của Việt Nam, nhất là thị trường ấy lâu nay luôn thay đổi. Thị trường XK gạo của chúng ta trong 9 tháng đầu năm Trung Quốc vẫn chiếm tới 35% giá trị XK; cao su chiếm 48%; rau quả 64%; gỗ 12,3%... giá trị XK. Trong khi đó, NK đầu vào phục vụ cho SX nông nghiệp của ta từ thị trường Trung Quốc cũng đang chiếm tới 62,5%. Nói gì thì nói, Trung Quốc vẫn là một bạn hàng lớn của chúng ta, nhưng đó là thị trường không bền vững, và khi tham gia TPP, chúng ta có điều kiện để điều chỉnh lại cơ cấu thị trường XNK trong lĩnh vực nông nghiệp một cách tốt hơn, linh hoạt hơn. Về thuế suất, ngay sau khi TPP có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng nông sản sẽ giảm thuế tới trên 95%, có những mặt hàng đã xuống 0% và sẽ xuống 0% toàn bộ trong thời gian ngắn tới đây. Bối cảnh này mở ra cho Việt Nam lợi thế vô cùng lớn đối với XK của nhiều mặt hàng nông sản sang các nước thành viên TPP, nhất là thủy sản và đồ gỗ. Trong các tháng đầu năm, đồ gỗ đã chiếm tới 39%, thủy sản chiếm khoảng 19% tổng giá trị kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Thủy sản cũng là lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh rất cao ngay cả đối với các nước có cùng điều kiện SX tại các thị trường TPP, kể cả so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… do các nước này vẫn phải chịu thuế suất nhất định. "Có thể nói, TPP mang lại cơ hội, nhưng cũng là liều thuốc thử cho tái cơ cấu nông nghiệp mà chúng ta đang triển khai", Thứ trưởng Hà Công Tuấn. Về đầu tư, đầu tư FDI vào nông nghiệp tính tới cuối 2014 của chúng ta vẫn đang rất bí, mới chỉ có 512 dự án, chiếm 3,4% tổng số DN đầu tư FDI vào Việt Nam và giá trị vốn đầu tư cam kết chỉ có 3,4 tỷ USD, chiếm 1,4% tổng nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, việc tham gia TPP có triển vọng sẽ mở ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới do thuế suất được bãi bỏ. Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta có nguồn lực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mà trọng tâm là đưa công nghệ, phương thức quản lí mới vào trong nông nghiệp. Có thể nói, TPP sẽ là đòn bẩy cho nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, thách thức cho nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ không nhỏ, nhất là trong bối cảnh SX vẫn đang mang hơi hướng của quy mô nhỏ, hộ gia đình, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi sẽ có nhiều nguy cơ. Đối với DN, chúng ta chỉ có khoảng 3.500 DN trong nông nghiệp, đã rất ít lại còn yếu, 65% là DN chỉ có vốn đầu tư dưới 5 tỉ đồng, công nghệ yếu. TPP là thị trường cạnh tranh chung, anh nào mạnh sẽ thắng, yếu sẽ thua, và có thể sẽ có nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta phải rời cuộc chơi, thậm chí phá sản nếu không linh hoạt chuyển mình. Bên cạnh đó, nếu chúng ta vẫn duy trì phương thức quản lí SX, quản lí chất lượng nông sản như hiện nay, không nhanh chóng đổi mới thì tình hình một số mặt hàng sẽ còn khó khăn hơn nữa, nhất là chăn nuôi, ngay cả lúa gạo cũng vậy…

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.

 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt đến các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến, quyết tâm cao để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đồng thời đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt; hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi.

 

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo đột phá trong thực hiện tái cơ cấu; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành để nhân ra diện rộng; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức khoa học nhà nước với các doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường trí thức trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp.

 

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với các địa phương đã phê duyệt đề án hoặc chương trình, Kế hoạch hành động cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020. Đối với các địa phương chưa phê duyệt Đề án hoặc Chương trình, Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt trong quý 4 năm 2015; lấy địa bàn xã làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới. Thủ tướng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ở cấp xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp.

 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương và ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo để tạo chuyển biến rõ rệt về hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân; phát hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất quy mô lớn theo chuỗi; đồng thời tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm để giảm bớt rủi ro cho nông dân, giảm chi phí sản xuất. Các địa phương có trong quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao (theo Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ) cần triển khai mạnh mẽ, làm đầu tàu về phát triển nông nghiệp hiện đại, hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó lưu ý điều chỉnh, xây dựng các chính sách có tính đặc thù của các vùng, miền; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ huy động, phân bổ các nguồn lực để thực hiện Đề án cho giai đoạn 2016-2020.

 

Nguồn NongNghiep.vn

Chi tiết
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÌ (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) Ở VIỆT NAM DỰA VÀO PHÂN TÍCH HÌNH THÁI VÀ CHỈ THỊ SSR

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÌ (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) Ở VIỆT NAM DỰA VÀO PHÂN TÍCH HÌNH THÁI VÀ CHỈ THỊ SSR

Trong nghiên cứu này đa dạng di truyền của 19 giống khoai mì (Manihot esculenta Crantz) được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu hình thái và các chỉ thị SSR liên quan chủ yếu đến năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột. Kết quả nhân bản bằng PCR giữa ADN tổng số của 19 giống khoai mì với 4 cặp mồi SSR đã thu được 20 loại alen khác nhau tại 4 loci nghiên cứu trên hệ gen của khoai mì. Hệ số PIC dao động từ 0,56-0,75 cho thấy 4 loci nghiên cứu rất đa dạng về các alen. Kết quả phân tích dựa vào các số liệu SSR và các chỉ tiêu hình thái cho thấy đa dạng di truyền cao của 19 giống khoai mì. Trong đó, tần suất xuất hiện của các alen từ 0,02-0,61 và mức dị hợp tử của các cá thể từ 0,28-1,00. Đồng thời, 19 giống khoai mì được phân thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm có 4-9 nhóm nhỏ với khác biệt di truyền tin cậy trên đồ thị UPGMA. Trong khi một số cặp giống không thể phân biệt dựa vào phân tích hình thái, các chỉ thị SSR đã phân biệt được tất cả 19 giống khoai mì, thể hiện tính đa hình cao hơn của các chỉ thị này. Đặc biệt, các chỉ thị SSR còn tách biệt các giống khoai mì có năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột cao với các giống có năng suất thấp về 2 tính trạng này. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chọn tạo các giống khoai mì theo hướng tăng năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột ở nước ta trong thời gian tới.

Chi tiết
Diện tích sắn nhiễm rệp sáp bột hồng giảm mạnh

Diện tích sắn nhiễm rệp sáp bột hồng giảm mạnh

 

Rệp sáp bột hồng là một loài rệp trong họ Pseudococcidae có nguồn gốc phát sinh ở Paraguay thuộc Nam Mỹ và đã di thực, du nhập tới nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Việt Nam. Chúng là loài rệp chuyên ký sinh và hại cây sắn, gây hậu quả rất lớn.

Chi tiết
Thông tin cập nhật trang 14 Thông tin cập nhật trang 14

10/ 10 - 3308 phiếu bầu
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa Chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Ðiện Thoại: (0251) 3678839; 3868279; 3868146
Fax: (0251) 3868632
Email: trungtamhungloc.harc@gmail.com
 
Online Trực tuyến :  2
Online Hôm nay:  276
Online Hôm qua:  648
Online Tất cả:  5940778
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Xem giỏ hàng